Học tập đạo đức HCM

Nước mắt chè…

Chủ nhật - 12/07/2015 04:44
Cây chè Gay từng được xem là một trong những cây trồng chủ đạo thoát nghèo cho bà con một số vùng miền núi tỉnh Nghệ An. Thế nhưng những cơn nắng gay gắt thời gian vừa qua đã khiến cho hàng ngàn héc ta chè Gay cháy rụi. Người nông dân đang khóc ròng trước nguy cơ trắng tay của mình.

 

Dân trắng tay


Những đồi chè cháy rụi.

Xã Cao Sơn là một trong những trung tâm của chè Gay nức tiếng Anh Sơn (Nghệ An). Chè Gay ở đây cung cấp cho cả một vùng rộng lớn từ TP.Vinh, Đô Lương, Diễn Châu, cho đến sang tận bên nước bạn Lào. Tại Cao Sơn, bà con nhân dân sống chủ yếu nhờ vào chè Gay, nhà nhiều thì vài ba héc ta, ít thì cũng dăm sào xen dắm quanh vườn, tổng diện tích chè toàn xã lên đến 478ha. Vào thời điểm nhiều chè, mỗi ngày nơi đây cung cấp ra thị trường khoảng 7.000 bó chè để cho thương lái vận chuyển đi các nơi tiêu thụ. Tính giá thị trường lúc thấp nhất khoảng 7.000 đồng/bó thì giá trị “xuất khẩu” chè đạt 49 triệu đồng/ ngày. Thế nhưng, sau hơn 2 tháng nắng nóng liên tục, chè chết nhiều, chắc chắn mất lứa, nên nguồn thu nhập chính của người dân Cao Sơn đang bị mất trắng, mỗi ngày nơi đây không kiếm đâu ra vài trăm bó chè để bán cho thương lái.

Anh Phạm Viết Thủy - Phó Chủ tịch phụ trách nông nghiệp xã Cao Sơn đón tôi bằng ánh mắt buồn rười rượi. Trên tay vị lãnh đạo xã là bản báo cáo cập nhật tin tức thiệt hại nông nghiệp. Những con số khô khốc và vô cảm dường như đã nói được nhiều điều: Thiệt hại do nắng nóng trên địa bàn xã: lúa 110ha, mới cấy được 5ha; chè 478ha, cháy 100%, chết 70ha; đập 5 cái dưới mực nước chết...

Có mặt tại khu vực Xứ Rấy, hiện ra trước mắt chúng tôi là những đồi chè cháy đỏ trải dài tít tắp. “Chè Gay được trồng mấy đời nay, có vườn tuổi thọ của chè lên đến hàng chục năm, nó là loại cây đúc hạt, rễ cọc, thế mà cũng chết, huống gì các loại chè ươm mầm, rễ ngang” - anh Thủy - Phó CT xã thở dài ngao ngán.

Nhà ông Phạm Viết Chính (xóm 4, Cao Sơn) nguồn sống chủ yếu nhìn vào gần 2ha chè. Nhưng bây giờ, nguồn thu nhập chính đang bị kiệt quệ. Lão nông nhìn chúng tôi chua xót “Thường mỗi ngày vợ chồng tôi chỉ cần ra nương bẻ vài chục bó chè là đã có 200 ngàn đồng, đủ sống qua ngày. Nhưng bây giờ 2 tháng nay không bẻ được bó nào. Chè Gay mà nắng quá lá chuyển từ vàng sang đỏ, có bẻ ra cũng không ai mua”.


Người nông dân Nghệ An khóc với cây chè của mình.

Cách chừng ba bốn ngọn đồi là nương chè của bà Lê Thị Tùy, cũng thuộc xóm 4, xã Cao Sơn. Nhà bà Tùy trồng 2,5ha chè, trong đó có một nửa là chè trồng mới hơn 1 năm tuổi. Đứng từ dưới nhìn lên, đồi chè nhà bà Tùy nhuốm một màu đỏ nhức mắt dưới nắng. Hơn 1ha, với 15 tấn phân bón, hơn 1 tấn hạt cùng nhiều công sức thuê máy đào luống của gia đình bà trong hơn 1 năm coi như đổ xuống sông xuống biển. Nhìn vào nương chè chết cháy mà lòng bà như bị xát muối. “Hai đứa con đang học đại học ở Hà Nội đều trông vào nương chè đó, hè này chúng tôi cũng đành bảo chúng đừng về, cố gắng ở lại làm thêm mà kiếm tiền học sang năm”, bà Tùy nói.

Nhà máy đóng cửa

Chè Gay rễ cọc đã chết, chè công nghiệp rễ chùm lại chết nhiều hơn. Từ tháng 5 đến tháng 8 là cao điểm thu hoạch chè trong năm, thời gian này sản lượng chè chiếm 20% sản lượng của năm, nhưng dù vậy hai tháng nay, Xí nghiệp chè Anh Sơn (đóng tại xã Long Sơn), không có nguyên liệu sản xuất. Công nhân đội sản xuất thì gồng mình cứu chè, còn công nhân xưởng chế biến thì phải nghỉ vì máy không có chè nguyên liệu mà chế biến.

Đội sản xuất của Xí nghiệp chè Anh Sơn nhận khoán 136ha, đến nay đã có 20,6ha xác định bị chết hẳn; 77,8ha bị cháy lá, đó là chưa kể gần 8ha chè trồng mới từ năm 2014 đã bị chết sạch. Anh Trần Văn Đoàn - Đội trưởng đội Kim Long (đội sản xuất chè) thở dài: “Đội sản xuất chè có 180 hộ, hơn 2 tháng nắng vừa qua đã phải gồng mình cứu chè nhưng không ăn thua. Nước tưới thì không có, tấp ủ cho chè thì cũng đã làm, nhưng diện tích chè bị chết thì không dừng lại. Cứ đà này thì vài ba tháng tới chắc chắn sẽ không có chè để thu hoạch. Hầu hết các hộ dân của đội sản xuất sống nhờ vào chè, ngoài mối lo khi chè chết còn là mối lo không đạt sản lượng khoán cho xí nghiệp, ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình.”

Trụ sở Xí nghiệp chè Anh Sơn thường ngày vẫn tấp nập là thế, hiện nay chỉ còn lại một dãy nhà vắng ngắt. Chúng tôi gặp ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Giám đốc Xí nghiệp ở lại trực cơ quan. Ông Tuấn cho biết, hai tháng nay 40 công nhân vận hành nhà máy không có việc để làm nên Xí nghiệp cũng linh động cho nghỉ ở nhà. Năm 2015, Xí nghiệp chè Anh Sơn đề ra kế hoạch sản xuất 700 tấn chè khô, với kế hoạch này đòi hỏi phải có 3.500 tấn chè tươi. Ngoài nguyên liệu từ đội sản xuất, Xí nghiệp chè Anh Sơn còn hợp đồng thu mua nguyên liệu với người dân ở 3 vùng sản xuất khác là: Bãi Lim (Phúc Sơn), Tổng đội TNXP 1, và vùng Làng Khe (Long Sơn), tuy nhiên nguồn nguyên liệu đầu vào vẫn không đủ, từ đầu năm tới nay, thu hoạch chè tươi chưa được 1.000 tấn. Ông Tuấn cũng xác định trong 2 tháng vừa qua mất lứa chè đã đành, nhưng vài tháng tới chắc chắn cũng sẽ phải bỏ lứa để giúp cây chè phục hồi.

Rời “thủ phủ chè” vào buổi chiều muộn, khi cơn nắng quái gay gắt vẫn còn nhảy nhót trên những tán rừng già, chúng tôi bất chợt nhận ra cái giáng gầy gò xiêu vẹo của lão nông Phạm Viết Chính trên những nương chè cháy đỏ…

Theo số liệu thống kê từ Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An, đợt nắng nóng kéo dài vừa qua đã khiến hơn 4.200ha cây công nghiệp lâu năm bị chết cháy, trong đó có 1.100ha cam; 200ha cà phê và 3.000ha chè. Thực trạng trên buộc UBND tỉnh Nghệ An phải công bố thiên tai hạn hán.

 

Nguyễn Anh Tuấn
Theo baoxaydung.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập146
  • Hôm nay19,879
  • Tháng hiện tại358,897
  • Tổng lượt truy cập92,736,561
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây