Học tập đạo đức HCM

Phát triển nông nghiệp, hạ tầng nông thôn: Nhiều bất cập, khó khả thi

Thứ sáu - 12/04/2013 03:48
Thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM), từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011-2015, UBND TP đã ban hành Quyết định 16 quy định chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn TP Hà Nội giai đoạn 2011-2016. Thế nhưng, sau gần một năm, việc thực hiện Quyết định 16 đang gặp nhiều vướng mắc...

Ngày 6-7-2012, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định 16 với 6 nội dung, lĩnh vực gồm: Chính sách khuyến khích dồn điền, đổi thửa - (DĐĐT) (Điều 4); sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản (Điều 5); xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản giống, nông sản (Điều 6); đầu tư cơ sở vật chất giết mổ gia súc, gia cầm tập trung (Điều 7); chính sách hỗ trợ cơ giới hóa nông nghiệp (Điều 8) và chính sách kiên cố hóa đường giao thông nông thôn, xóm đạt chuẩn NTM (Điều 9).
 
Diện mạo mới ở vùng quê xã Liên Mạc (Mê Linh). Ảnh: Ngọc Quỳnh
Diện mạo mới ở vùng quê xã Liên Mạc (Mê Linh). Ảnh: Ngọc Quỳnh

Theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Ngô Đại Ngọc, thực hiện Quyết định 16, trong 6 điều thì chỉ có hai điều 4 và 9 được các địa phương triển khai hiệu quả, còn bốn điều 5, 6, 7, 8, gần như bế tắc, không đi vào cuộc sống. Kết quả, toàn thành phố đã DĐĐT được 35.346ha/kế hoạch 19.444ha, vượt 81,7%. Về hỗ trợ kiên cố hóa đường giao thông thôn, xóm (Điều 9), thành phố hỗ trợ tiền mua vật tư theo định mức kinh tế kỹ thuật cũng đạt kết quả khá như huyện Đan Phượng hoàn thành xong 100% đường giao thông thôn, xóm với 1.849 tuyến đường, dài trên 131km; huyện Hoài Đức làm được 185km đường giao thông nông thôn; huyện Phú Xuyên đã bê tông hóa đường trục xã 27,3km, đường thôn, xóm 63,4km, đường nội đồng 21km; huyện Từ Liêm xây dựng được 73,2km đường thôn, xóm... 

Mới đây, tại hội nghị sơ kết quý I Chương trình 02 của Thành ủy, lãnh đạo các huyện đều nêu lên những vướng mắc, đó là việc thực hiện bốn điều 5, 6, 7, 8 của Quyết định 16 rất lúng túng, nhiều thủ tục khó thực hiện, trong khi hướng dẫn của các sở về những nội dung này rất chậm, thiếu tính khả thi. Kết quả thực hiện Quyết định 16 giữa các địa phương không đồng đều, một số huyện làm được khối lượng lớn nhưng nhiều huyện làm ít, không có khối lượng để thanh toán hoặc giải ngân chậm. Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Đào Duy Tâm cho rằng, trong bốn điều 5, 6, 7, 8 của Quyết định 16 đều áp dụng phương thức hỗ trợ sau đầu tư, các cơ sở, doanh nghiệp (DN) bỏ vốn xây dựng nhà xưởng, mua máy móc trước, được hỗ trợ lãi suất sau là điều rất khó. Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế, các DN đều bí vốn, đầu tư vào nông nghiệp chịu rủi ro cao nên khó có thể đầu tư trước hưởng hỗ trợ sau được. Chưa kể đến những khó khăn khi thực hiện như thủ tục rườm rà, nhất là thủ tục vay vốn của ngân hàng để đầu tư các cơ sở sản xuất và chế biến, bảo quản giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản và cơ sở giết mổ, mua sắm máy móc nông nghiệp.

Việc Quyết định 16 mới ban hành nhưng đã bộc lộ nhiều bất cập là điều đáng tiếc khi các địa phương đang quyết liệt chỉ đạo thực hiện Chương trình 02 sớm đạt các mục tiêu về nông nghiệp, NTM. Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên Chu Phú Mỹ cho biết, do rất nỗ lực để đưa cơ giới hóa vào sản xuất nên Phú Xuyên phải dùng ngân sách huyện hỗ trợ 45 triệu đồng; UBND xã 15 triệu đồng, HTX hỗ trợ 10 triệu đồng cho một máy cấy nên vụ xuân này, toàn huyện đã mua được 63 máy cấy. Hiện Phú Xuyên rất mong thành phố hỗ trợ trực tiếp cho HTX và cá nhân mua máy nông nghiệp. 

Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Trần Vũ Lâm cho rằng, khi đã cơ bản hoàn thành DĐĐT, tạo ra những cánh đồng mẫu lớn thì yêu cầu cơ giới hóa, đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới, giống mới rồi sản xuất phải gắn với chế biến... là cấp thiết, rất cần thành phố có cơ chế hỗ trợ hợp lý và nên hỗ trợ trực tiếp cho người dân và DN tham gia vào các lĩnh vực này. Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Nguyễn Văn Hải đề nghị, những nội dung của Quyết định 16 được thành phố có chính sách hỗ trợ là rất sát thực nhưng về phương thức rất khó khả thi trong khi nhu cầu lớn, cơ sở và DN khó đáp ứng nổi do thiếu vốn đầu tư, nếu được hỗ trợ vốn "mồi" trực tiếp sẽ khuyến khích được nhiều thành phần tham gia. 

Để thúc đẩy phát triển nông nghiệp Hà Nội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng các vùng hàng hóa tập trung, rất cần các sở, ngành và thành phố quan tâm giải quyết kiến nghị nêu trên, sớm sửa đổi, bổ sung, tháo gỡ để Quyết định 16 đi vào thực tiễn, hỗ trợ đầu tư cho nông nghiệp hiệu quả.
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập477
  • Hôm nay89,940
  • Tháng hiện tại795,053
  • Tổng lượt truy cập90,858,446
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây