Học tập đạo đức HCM

Phát triển vùng chuyên canh nông nghiệp hàng hóa

Chủ nhật - 05/06/2016 10:55
Các chương trình, dự án chính sách dân tộc đã và đang tạo động lực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS-MN) trên địa bàn các tỉnh khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ. Hằng năm, các địa phương đầu tư hàng nghìn tỷ đồng hỗ trợ sách giáo khoa, vở viết cho học sinh, thẻ bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh, hỗ trợ tiền điện; xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, trường học, công trình thủy lợi, nhà văn hóa cộng đồng... cho đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, công tác xóa đói, giảm nghèo đối với vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS-MN từng bước được cải thiện.

Ngoài nguồn vốn của Nhà nước, các tỉnh đã chủ động lồng ghép, xây dựng nguồn ngân sách phân bổ cho các huyện nghèo hình thành các làng nghề, các vùng sản xuất nông sản hàng hóa như: vùng lúa, vùng chè, vùng cây ăn quả và hàng thủ công mỹ nghệ... Trong đó, đáng lưu ý nhất là các tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt việc chuyển đổi từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây, con và nuôi trồng thủy hải sản..., không chỉ nâng cao năng suất mà còn góp phần giải quyết lương thực cho người dân và từng bước chuyển thành vùng kinh tế hàng hóa mũi nhọn. Dẫu còn nhiều khó khăn trong công tác xóa đói, giảm nghèo, nhưng rõ ràng, trong những năm gần đây, đời sống người dân ở vùng DTTS - MN từng bước được nâng lên; bộ mặt nông thôn, buôn, làng ngày càng khởi sắc...

1. Người Mông ở Suối Giàng (Yên Bái) thu hoạch chè.

2. Đồng bào dân tộc MNông tại khu tái định cư xã Đác Plao, huyện Đác Glong (Đác Nông) trồng cây chanh dây mang lại hiệu quả kinh tế cao

3. Nghề làm gốm thủ công của đồng bào Khmer ở huyện Tri Tôn (An Giang) được khôi phục và phát triển.

4. Nghề thêu thổ cẩm giúp chị em phụ nữ Mông ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường (Lai Châu) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

5. Nhờ nguồn vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, gia đình chị Kha Thị Minh, dân tộc Thái ở thôn Bản Xiêng, xã Đôn Phục, huyện Con Cuông (Nghệ An) đã mua máy móc, nguyên liệu phát triển nghề dệt truyền thống.

6. Nuôi bò vỗ béo góp phần giảm nghèo cho nhiều hộ đồng bào Khmer ở Trà Vinh.

Nhóm ảnh của: Thanh Chương, Anh sơn, Phúc Sơn, Đăng Khoa, Trần Việt, Văn Phúc
http://nhandan.com.vn/

 Tags: dân tộc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập439
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm436
  • Hôm nay43,373
  • Tháng hiện tại748,486
  • Tổng lượt truy cập90,811,879
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây