Ông Hồ Xuân Hùng - Nguyên Thứ trưởng Bộ NN & PTNT, Chủ tịch Tổng hội NN & PTNT đã phát biểu trong hội thảo “Phát triển bền vững kinh tế rừng gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới” diễn ra tại TP.HCM ngày 3/11/2015: “Việt Nam hiện đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới với các hiệp định thương mại (TPP, FTA…) thì việcxuất khẩu các mặt hàng gỗ và nguyên liệu đòi hỏi đáp ứng quy định của các chứng chỉ, công ước quốc tế, các tiêu chuẩn chất lượng, kích cỡ, tuổi gỗ cũng như nguồn gốc mà với tình trạng khai thác rừng thiếu quy hoạch như hiện nay thì không chỉ xuất khẩu gỗ dăm sẽ gặp nhiều khó khăn mà còn tác động mạnh mẽ đến ngành chế biến gỗ. Do đó, cần tái cơ cấu để phát triển ngành lâm nghiệp nhằm phát triển bền vững gằn với xây dựng nông thôn mới”.
Tại Hội thảo “Phát triển bền vững kinh tế rừng gắn với tái cơ cấu nghành lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới”, các đại biểu tập trung phân tích những khó khăn, hạn chế trong phát triển rừng và ngành chế biến gỗ của nước ta hiện nay.
Trong 10 năm (2004 – 2014) hiệu quả kinh tế từ ngành trồng rừng, khai thác, chế biến gỗ và các loại lâm sản của nước ta rất thấp. Tổng số tiền nộp ngân sách nhà nước của các nông, lâm trường chỉ được 1.809 tỷ đồng. Với 642 nông, lâm trường được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chiếm 90% tổng diện tích đất đang sử dụng.
Tuy nhiên, trên thực tế các nông, lâm trường này không phát huy được hiệu quả trong phát triển kinh tế rừng. Trong khi đó, ngành gỗ được xác định là một trong những ngành chủ lực của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu ngành chế biến gỗ dự kiến sẽ đạt 7 tỷ USD vào cuối năm 2015 và 10 tỷ USD vào năm 2020.
Ông Phạm Bá Ngãi - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cho biết: “Hiện nay, người dân sản xuất trên rừng vàng của nước ta còn nghèo. Kinh tế hộ trong lâm nghiệp của đang bộc lộ nhiều hạn chế, manh mún và chia lẻ, trong khi liên kết sản xuất thì rất kém. Các công ty lâm nghiệp thì chưa giữ được vai trò làm nòng cốt. Cơ chế chính sách của chúng ta về phát triển kinh tế rừng còn thiếu đồng bộ. Bên cạnh đó, việc quy hoạch rừng của nhiều địa phương thì luôn bị phá vỡ. Chuyển đổi mục đích sử dụng rừng cho những mục đích khác đang chịu sức ép rất mạnh. Đây là những hạn chế mà chúng tôi cho rằng rất nổi bật”
Đa số các đại biểu cho rằng, để phát triển bền vững kinh tế rừng gắn với xây dựng nông thôn mới, yêu cầu bức thiết được đặt ra hiện nay là chúng ta phải tái cơ cấu ngành lâm nghiệp. Việc tái cơ cấu cần đáp ứng được yêu cầu nâng cao giá trị, gia tăng sản phẩm và dịch vụ môi trường rừng; từng bước đáp ứng nhu cầu gỗ, lâm sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo cho người dân ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Nhà nước cần có chính sách cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi để nông dân, hộ gia đình liên kết với doanh nghiệp để tổ chức sản xuất lâm nghiệp quy mô lớn. Đối với các công ty lâm nghiệp được hình thành từ lâm trường quốc doanh, cần nhanh chóng chuyển đổi sang các hình thức khác như cổ phần hóa, chuyển đổi sang Ban quản lý rừng hoặc giải thể các đơn vị hoạt động không hiệu quả.
Qua hội thảo này, các ý kiến của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và các chuyên gia được đề xuất với Chính phủ nằm đưa ra những giải pháp khả thi, nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của ngành lâm nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
Theo doanhnghiepvn.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã