Nuôi tôm công nghệ cao đã mang lại hiệu quả kinh tế vững chãi cho nông dân Hà Tĩnh.
Nông thôn mới ở Hà Tĩnh - Bài 1: Nông dân là chủ thể
Nếu so với những năm trước 2010 chính sách chỉ mang tính thời vụ, nhỏ lẻ (bình quân mỗi năm hỗ trợ chỉ khoảng 7-8 tỷ đồng). Thế nhưng thực hiện NQ 08-NQ/TU, Hà Tĩnh đã xây dựng và ban hành đồng bộ hệ thống các quy hoạch, đề án và cơ chế, chính sách. Theo thống kê, tổng cộng đã có 14 cơ chế, chính sách được ban hành và ưu tiên cao nguồn ngân sách hỗ trợ, kết quả tổng nguồn lực thực hiện đạt 17.297 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách tỉnh là 2.555 tỷ đồng (chiếm 14,8%); ngân sách các cấp huyện, xã là 752 tỷ đồng (chiếm 4,3%); huy động các nguồn vốn hợp pháp khác 13.990 tỷ đồng (chiếm 80,9%).
Ông Nguyễn Văn Mại (trú xã Hộ Độ, Lộc Hà, Hà Tĩnh), sau 10 năm bắt tay vào nuôi tôm, dù trải qua nhiều sóng gió nhưng mô hình nuôi tôm của ông Mại cho lợi nhuận “khủng”, hàng năm thu về 4 - 6 tỷ đồng, lợi nhuận bình quân 1-3 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động. Mô hình của ông Mại thành công, nhiều nông dân địa phương học hỏi và làm theo. Năm 2012, HTX nuôi trồng thủy sản Tân Quý của xã Hộ Độ do ông Mại làm chủ nhiệm được thành lập, đến nay đã có 20 hộ nuôi tôm liên kết tạo thành sức mạnh tập thể trong việc phát triển kinh tế.
Tại huyện Lộc Hà, không chỉ mỗi HTX nuôi trồng thủy sản Tân Quý ăn nên làm ra mà ở đây đã xuất hiện nhiều gương mặt nông dân điển hình trong việc đẩy mạnh sản xuất kể từ khi có NQ 26 và NQ 08 dẫn đường. Từ sự hỗ trợ của các cơ chế, chính sách “tam nông”, xuất hiện nhiều phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững. Tiêu biểu như gia đình anh Nguyễn Văn Quế (xã Ích Hậu), người mạnh dạn đầu tư mô hình chăn nuôi tổng hợp, với doanh thu hằng năm đạt khoảng 200 triệu đồng. Mô hình nuôi tôm thâm canh của anh Phan Đình Diện, xã Hộ Độ, doanh thu hằng năm đạt 250 triệu đồng. Mô hình sản xuất chổi đót của ông Lê Văn Dũng, xã Thạch Mỹ, doanh thu hằng năm đạt 1,1 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 8-10 lao động. Cùng đó là nhiều mô hình nông dân ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế cho hiệu quả kinh tế cao.
Nói về NQ 26/NQ-TW, bà Nguyễn Thị Nhuần- Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh nhấn mạnh: “NQ 26 và NQ 28 là đỉnh cao của chính sách với những chính sách cực kỳ linh hoạt. Hầu như tất cả các loại cây, con, hình thức, phương thức sản xuất của nông dân, doanh nghiệp nông nghiệp…đều có chính sách hỗ trợ”. Thực tế cho thấy, các cơ chế, chính sách của Hà Tĩnh đã phát huy tốt vai trò dẫn dắt, kích hoạt (nếu tính về hiệu quả kích hoạt của chính sách, thì ngân sách nhà nước hỗ trợ 1 đồng thì huy động được 4,2 đồng nguồn lực từ xã hội). Nhiều nội dung chính sách, nhất là trong lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, đóng tàu đánh bắt thủy sản xa bờ, trồng cây ăn quả (cam, bưởi), chính sách hỗ trợ lãi suất, chính sách hỗ trợ xi măng làm giao thông nông thôn và thủy lợi nội đồng, chính sách hỗ trợ các xã đạt chuẩn NTM,... đã có sức lan tỏa lớn, tạo động lực mạnh mẽ khuyến khích phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực, góp phần quan trọng đẩy nhanh tốc độ, chất lượng tăng trưởng nông lâm thủy sản, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các tiêu chí xây dựng NTM.
Tổng vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN và trái phiếu Chính phủ (TPCP) đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2008-2017 của Hà Tĩnh đạt 13.681 tỷ đồng (chiếm 44,9% tổng nguồn vốn NSNN và TPCP đầu tư toàn tỉnh), trong đó: Đầu tư cho phát triển sản xuất nông - lâm - thủy sản đạt 4.235 (chiếm 15,8%), đầu tư cho phát triển nông thôn đạt 9.446 tỷ đồng (chiếm 74,2%). Với nguồn lực đầu tư này đã đáp ứng cơ bản nhu cầu thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn tỉnh. Nhờ đó, hệ thống đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng cơ bản đã được kiên cố hóa…
Đặc biệt, với việc ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi và tập trung chỉ đạo cải cách hành chính, Hà Tĩnh đã tạo môi trường khá tốt cho việc khuyến khích doanh nghiệp, nhà đầu tư đầu tư vào nông nghiệp. Giai đoạn 2008-2017 đã thu hút được 113 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (chiếm 22% tổng số dự án đăng ký đầu tư mới toàn tỉnh), với tổng vốn đầu tư đạt 8.569,72 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 2013-2017, được đánh giá là giai đoạn thu hút mạnh mẽ nhất, với 92 dự án đầu tư vào các lĩnh vực của ngành nông nghiệp, như: NTTS, chế biến gỗ, thương mại dịch vụ trong nông nghiệp, chăn nuôi và trồng trọt theo hướng liên kết chuỗi; tổng số vốn đầu tư lên tới 7.681 tỷ đồng. Trong số các dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư nói trên có khoảng 80% các dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Có thể khẳng định, các quy hoạch, đề án, chính sách của Hà Tĩnh về “tam nông”sau khi ban hành và triển khai thực hiện đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, nhận được sự đồng thuận cao của cấp ủy, chính quyền, MTTQ, đoàn thể các cấp, của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và đặc biệt là của bà con nông dân. Đã phát huy tốt vai trò định hướng tái cơ cấu nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất; dẫn dắt, kích hoạt, tạo động lực mạnh mẽ khuyến khích phát triển sản xuất các sản phẩm hàng hóa chủ lực; nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân nông thôn, thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM.
Theo Hạnh Nguyên/daidoanket.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã