Phát triển theo chiều sâu
Theo nhận định của các chuyên gia du lịch, kết quả trên có được nhờ sự tăng trưởng nguồn khách du lịch quốc tế đến Việt Nam 6 tháng qua với 7,89 triệu lượt, tăng 27,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách du lịch đến các thị trường đều tăng, như: Châu Á (32,7%), châu Âu (11%), châu Úc (10%), châu Phi (20,8%). Mặt khác, chất lượng chuyến đi của du khách đến từ các thị trường tiềm năng có xu hướng kéo dài và chi tiêu nhiều hơn đã làm tăng doanh thu cho ngành du lịch.
Đại diện ngành du lịch cho rằng, du lịch Việt Nam ngày càng phát triển theo chiều sâu; chất lượng sản phẩm, dịch vụ được nâng cao với sự vào cuộc tích cực của các địa phương, doanh nghiệp. Đặc biệt, với sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, sản phẩm liên tục được đầu tư, nâng cấp, phát triển. Môi trường du lịch cũng được tăng cường quản lý; xu hướng liên kết, hợp tác của các địa phương ngày càng rõ nét, nhất là trong xúc tiến, quảng bá; hợp tác công tư huy động nhiều nguồn lực giúp nâng tầm và chất lượng du lịch Việt Nam tại các sự kiện, hội chợ quốc tế.
Trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, dự báo, năm 2018, lượng khách du lịch quốc tế sẽ tiếp tục tăng 22 - 24% so với năm 2017; tổng thu tăng 16 - 18%, trong đó, giá trị xuất khẩu du lịch đạt 17 tỷ USD. Thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc là động lực tăng trưởng với lượng khách lớn và tốc độ tăng cao. Ngoài ra, thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Nga, Úc, Đông Nam Á cũng sẽ tăng trưởng tích cực; thị trường xa và chi tiêu cao như Tây Âu được thúc đẩy bởi việc gia hạn chính sách miễn thị thực. Cùng với đà phục hồi và phát triển chung của nền kinh tế, dự báo, dòng khách du lịch nội địa cũng tiếp tục gia tăng với tốc độ khoảng 8 - 10%.
Đa dạng xúc tiến, quảng bá
Dù có triển vọng khả quan, ngành du lịch vẫn đang phải đối diện với không ít khó khăn, thách thức nếu không có những động lực đủ mạnh về chính sách. Mặt khác, sự quá tải khách du lịch gây ô nhiễm môi trường, an toàn; phát triển du lịch “nóng” ở một số địa phương làm phát sinh các vấn đề về quy hoạch, xung đột lợi ích giữa doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, gây khó khăn cho phát triển du lịch bền vững…
Bên cạnh đó, nguồn nhân lực du lịch đến nay vẫn thiếu và yếu, chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển. Ngoài ra, tình hình thế giới còn nhiều khó khăn, xu hướng bảo hộ về kinh tế gia tăng có thể dẫn tới những thay đổi về chính sách, liên kết, hợp tác trong khu vực và thế giới...
Trước những thách thức hiện hữu, ông Nguyễn Văn Tuấn - Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch - cho hay, ngành du lịch đang không ngừng nỗ lực để duy trì tốc độ tăng trưởng năm 2016, 2017. Một trong nhiệm vụ trọng tâm, đó là xúc tiến, quảng bá sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ tại nhiều thị trường với các phương thức khác nhau; phát triển sản phẩm du lịch mới ở nhiều địa bàn trọng điểm, tạo khả năng cạnh tranh, sức hấp dẫn cho điểm đến. “Tổng cục Du lịch đang tham mưu cho Chính phủ về Đề án tái cơ cấu ngành du lịch và xây dựng Chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2020 - 2030 theo hướng đẩy mạnh các dòng sản phẩm có lợi thế; tăng cường dòng sản phẩm mang lại giá trị gia tăng cao, các sản phẩm giải trí, sáng tạo, chuyên biệt”- ông Tuấn nhấn mạnh.
Diện mạo du lịch nhiều địa phương thay đổi cơ bản đã góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp, khả năng cạnh tranh, thu hút du khách đến Việt Nam, thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ du lịch. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã