Mục tiêu chính của báo cáo “Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu và thay đổi trong nông thôn Việt Nam: Sự trỗi dậy của con rồng mới nổi – Bằng chứng từ kết quả điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình nông thôn Việt Nam từ năm 2006 đến 2014” là phân tích đánh giá chuyên sâu về sự thay đổi trong đời sống nông thôn Việt Nam trong suốt thập kỷ qua; đưa ra một bức tranh toàn diện về tác động của tiếp cận nguồn lực hộ gia đình nông thôn tới thị trường đất đai, lao động và vốn cũng như những tác động của các chính sách đối với tăng trưởng, bất bình đẳng và giảm nghèo ở cấp độ làng xã tại Việt Nam...
Tại hội thảo, GS. Finn Tarp từ Đại học Copenhagen, thay mặt nhóm nghiên cứu trình bày những phát hiện chính và đề xuất, kiến nghị của báo cáo.
Theo đó, báo cáo gồm những phát hiện chính: Điều kiện sống, xét về giá trị tuyệt đối, nhìn chung được cải thiện đối với các hộ gia đình ở nông thôn; khu vực nông thôn Việt Nam đã có sự giảm mạnh về đói nghèo – nhưng không đúng với tất cả, xét về giá trị tuyệt đối (nhiều hộ còn nghèo hơn); việc có đầy đủ các tài sản, bao gồm giáo dục, vốn xã hội, tư liệu sản xuất giúp các hộ có cơ hội phát triển tốt hơn. Các hộ có mức giảm lớn trong chi tiêu thực phẩm và các chỉ tiêu phúc lợi khác, thường là các hộ gặp phải các cú sốc và không phải dân tộc Kinh. Vốn xã hội và các mối quan hệ mang tính “đỡ đầu” đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế, xã hội và chính trị ở Việt Nam.
Trong phần nhận xét, chuyên gia Finn Tarp cho rằng: “Giá trị gia tăng trong nông nghiệp và lao động dậm chân tại chỗ trong suốt thập kỷ qua. Tăng trưởng kinh tế không mang lại cơ giới hóa trong nông nghiệp”.
Chia sẻ tại buổi công bố, TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh- Phó Viện trưởng CIEM dẫn kết quả điều tra chỉ rõ: Việc tích tụ ruộng đất và mua bán ruộng đất để làm ăn lớn của khu vực nông thôn đang rất chậm, thậm chí đình trệ. Người dân nông thôn, doanh nghiệp rất khó thuê đất, tập trung đất đai cho sản xuất nông nghiệp. Đây là lý do tại sao giá trị gia tăng thêm trong sản xuất nông nghiệp không tăng được dù quy mô ruộng đất có tăng lên với người dân.
“Nhà nước cần loại bỏ các rào cản đối với các hoạt động của thị trường đất đai, giúp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp”, đây là nhận định của TS. Hoàng Vũ Quang- Phó Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn. Theo ông Quang, Việt Nam cần tập trung phát triển cả vật chất và con người cho khu vực nông thôn, đặc biệt ở những tỉnh còn khó khăn, nếu không khoảng cách giàu nghèo sẽ tiếp tục nới rộng.
Việc tích tụ ruộng đất và mua bán ruộng đất để làm ăn lớn của khu vực nông thôn đang rất chậm, thậm chí đình trệ. Người dân nông thôn, doanh nghiệp rất khó thuê đất, tập trung đất đai cho sản xuất nông nghiệp. |
Quỳnh Anh
theo baocongthuong
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã