Từ tình hình nêu trên, người dân phải đối mặt nhiều hơn với những khó khăn để ổn định cuộc sống. Ðồng thời, từ phía chính quyền gặp khó khăn trong thu chi ngân sách; công tác giảm nghèo chưa vững chắc, trong đó tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo rất cao. Do đó, thành phố cần tập trung chỉ đạo các sở, ban, ngành và các quận, huyện chú trọng công tác chống tái nghèo. Nếu không, thành quả xóa nghèo mà thành phố đạt được trong mấy năm gần đây rất dễ bị mai một và gây khó khăn cho công tác bảo đảm an sinh xã hội trong thời gian tới.
Vậy phải làm gì và làm như thế nào để chống tái nghèo? Cần nhớ rằng, thành phố đã có Chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá giai đoạn 2009-2015. Trong đó đã xác định rất rõ mục tiêu, biện pháp, giải pháp thực hiện; xác định chi tiết từng phần việc phải làm và phân định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, ban, ngành và các địa phương trong lĩnh vực này. Theo đó, các địa phương, đơn vị, cơ quan , ban, ngành có liên quan tập trung vào các hoạt động hỗ trợ, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo có tư liệu và phương tiện để sản xuất, làm ăn, bảo đảm an ninh lương thực ở cấp hộ gia đình, nâng cao thu nhập để tự vượt nghèo; gia tăng cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, nhất là dịch vụ giáo dục, y tế, nước sạch; giảm thiểu rủi ro do thiên tai, bão lụt và tác động tiêu cực của quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm giảm nghèo bền vững. Ðồng thời tiếp tục tăng cường hỗ trợ các xã nghèo phát triển hạ tầng cơ sở, phát triển sản xuất hàng hóa và dịch vụ, thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển, về mức sống giữa thành thị và nông thôn và giữa các nhóm dân cư trong xã hội. Bám sát mục tiêu, nhiệm vụ và lộ trình thực hiện các giải pháp theo như Chương trình đã đề ra là biện pháp chống tái nghèo hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, tùy theo tình hình cụ thể của từng giai đoạn mà xác định đúng các việc cần làm để vừa đem lại hiệu quả tức thì vừa tạo nền tảng về lâu dài cho công tác xóa nghèo. Với những khó khăn hiện tại như các doanh nghiệp ngưng hoạt động nhiều, tỷ lệ người thất nghiệp tăng cao thì để xóa nghèo và chống tái nghèo cần tập trung tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở nội thành và thiếu việc làm ở nông thôn. Ðẩy mạnh việc xây dựng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả theo hướng phát triển kinh tế hợp tác, khuyến khích hình thành và phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhằm tập trung đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập và bảo đảm tích lũy cho người nghèo, hộ nghèo. Cùng với đó là tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi để người nghèo, hộ nghèo, các xã, phường nghèo tiếp cận được các dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội cơ bản. Ðề ra các chính sách, biện pháp hỗ trợ về cho vay ưu đãi và tín dụng nhỏ gắn với phát triển ngành nghề, đào tạo nghề theo hướng điều chỉnh chọn lọc các ngành nghề có hiệu quả, phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng khu vực (nội thành, đô thị hóa, nông thôn ngoại thành) và theo quy mô, điều kiện, khả năng của từng hộ. Tổ chức tư vấn, nâng cao kiến thức kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, nhằm chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, thay đổi các tập quán, thói quen của người nghèo, hộ nghèo; trong cách sản xuất làm ăn và sinh hoạt gia đình, quan hệ xã hội. Tăng cường sự tham gia của người nghèo, hộ nghèo vào việc hoạch định, xây dựng kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, cơ sở. Tập trung nguồn lực vào các mục tiêu dự án ưu tiên đẩy nhanh tốc độ và quy mô giảm nghèo, tăng hộ khá; các chương trình làm chuyển biến rõ tình trạng nghèo ở các xã, phường, thị trấn, nhất là các xã, phường nghèo. Tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng ở các nơi này, bảo đảm điều kiện phát triển kinh tế, ổn định đời sống của nhân dân, cải thiện điều kiện và chất lượng cuộc sống cho hộ nghèo. Bên cạnh đó, với tình hình tài chính khó khăn như hiện nay thì thành phố cần đẩy mạnh xã hội hóa việc huy động các nguồn lực đầu tư cho mục tiêu giảm nghèo, tăng hộ khá; tổ chức phối hợp lồng ghép có hiệu quả Chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá với các chương trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và từng địa phương, như Chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đào tạo kỹ năng, tay nghề người lao động; Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao... để có thêm nguồn vốn đẩy nhanh quá trình giảm nghèo ở thành phố.
Phải thực hiện đồng bộ các giải pháp đó thì mới xóa nghèo có hiệu quả và góp phần chống tái nghèo trong hoàn cảnh khó khăn như hiện tại.
Theo nhandan.org.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã