Học tập đạo đức HCM

Thêm một 'Đà Lạt' ở Kon Tum

Thứ sáu - 24/08/2018 04:20
Nằm trên đỉnh của dãy Trường Sơn với độ cao trung bình 1.200m so với mực nước biển, khí hậu ở thôn Măng Đen (xã Đăk Long, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum) giống như tủ bảo ôn khổng lồ.

Đang mùa hè, nhưng sương giăng mờ ảo. Đây là mảnh đất có nhiều cái nhất.  

“Thủ phủ” nông nghiệp công nghệ cao

Có lẽ, chỉ duy nhất ở đây mới đặt trung tâm hành chính của huyện tại thôn. Và Măng Đen cũng là thôn nhiều biệt thự nhất cả nước (trên 100 ngôi biệt thự nằm dưới tán thông xanh nối tiếp nhau trên chiều dài vài km).

09-01-38_cong-nghe-co3
Sản xuất nông sản sạch trong nhà kính là hướng đi chiến lược của huyện Kon Plông

Nhờ ưu đãi của thiên nhiên, tỉnh Kon Tum muốn biến Măng Đen nói riêng và huyện Kon Plông trở thành “thủ phủ” du lịch sinh thái và phát triển nông nghiệp công nghệ cao lớn thứ 2 của Tây Nguyên (sau Đà Lạt). Để hiện thực hoá điều đó, tỉnh đã phê duyệt quy hoạch phát triển rau, hoa quả và các loại cây trồng khác gắn với du lịch sinh thái huyện Kon Plông với diện tích hơn 10.000ha.

Ông Đặng Thanh Nam, Chủ tịch UBND huyện Kon Plông cho biết đến nay toàn huyện đã thu hút được trên 80 dự án triển khai thực hiện. Trong đó có các dự án lớn đang được triển khai như dự án quản lý, bảo vệ rừng kinh doanh du lịch và nhân giống trồng, phát triển cây dược liệu kết hợp chăn nuôi dê sữa công nghệ cao của Cty CP Dược liệu và thực phẩm Măng Đen; dự án nông trại hữu cơ của Cty TNHH Kon Tum Bellest liên doanh với Hàn Quốc; dự án NNCNC của Cty TNHH Kon Lông AGRI-TOURISM liên doanh với Australia; dự án NNCNC của Cty TNHH Đông Phương liên doanh với Nhật Bản. Cty VinEco thuộc Tập đoàn VinGroup cũng đã nhận được 500ha đất và chuẩn bị rót vốn đầu tư dự án NNCNC tại đây.

Cũng theo ông Nam, để đầu tư cho một khu NNCNC cần số vốn rất lớn (từ vài trăm đến vài tỷ đồng). Với điều kiện kinh tế của địa phương còn khá khó khăn, đây là một rào cản lớn trong thu hút đầu tư. Do đó, hoạt động của Agribank – tổ chức tín dụng duy nhất có văn phòng giao dịch đứng chân trên địa bàn huyện có tầm quan trọng rất lớn.  

Dòng vốn khai thông bế tắc đầu tư

Một trong những ví dụ điển hình là Cty CP Dược liệu và thực phẩm Măng Đen đã đầu tư trang trại chăn nuôi với quy mô tổng đàn hơn 12.000 con trên diện tích hơn 156ha, nuôi tập trung trong 09 chuồng, diện tích 20.000m2, vắt sữa bằng công nghệ của NewZeland, thức ăn toàn bộ bằng các loại cỏ dược liệu và ngô sinh khối (được trồng từ công ty và liên kết sản xuất thu mua từ người dân tại các xã với sự giám sát của các kỹ sư của Cty để đảm bảo). Dự án này được xây dựng từ năm 2015, với tổng vốn đầu tư 5.100 tỷ đồng sử dụng vốn tay từ Agribank.

09-01-38_cong-nghe-co109-01-38_cong-nghe-co2
Dòng vốn của Agribank đã khai thông thế bế tắc trong đầu tư NNCNC ở Kon Tum

Tất cả đàn dê (chủ yếu được nhập về từ Pháp và Úc thông qua đường hàng không) đã gắn mã số để quản lý. Từ lứa dê nhập về đợt đầu tháng 4/2016, đến tháng 10/2016 đã có nhiều dê lai chào đời và trại bắt đầu vắt sữa... Mỗi dê mẹ được vắt ngày 2 lần, hiện đang cho lượng sữa. Sữa dê từ đây cũng được bán ra thị trấn huyện thăm dò thị hiếu, giá trên dưới 100 nghìn đồng/lít, đắt gấp mấy lần giá sữa bò vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu. Trang trại chưa quảng bá, mà đã có những doanh nghiệp Hàn Quốc qua xin đăng ký bao tiêu hết sản phẩm sau này. Họ cần dùng sữa dê cho công nghệ mỹ phẩm, làm đẹp.

Cty Măng Đen dự kiến xây nhà máy chế biến sữa dê khoảng 400 tỷ đồng ở Kon Tum. Khi nhà máy xây xong sẽ cần có khoảng 3 vạn dê vắt sữa mỗi ngày mới đủ sản lượng nguyên liệu vận hành. Thay vì cần đồng cỏ rộng lớn, Cty sẽ tổ chức liên kết cho hàng nghìn hộ dân địa phương gieo trồng thảo dược, cỏ, mía, ngô, khoai, thu hoạch bán cho nhà máy. Như vậy, lợi ích giữa doanh nghiệp và người dân được gắn kết chặt chẽ.

BQL Khu NNCNC Măng Đen đã xây dựng một số văn bản, catalo để quảng bá, kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư đến tìm hiểu đầu tư... Các doanh nghiệp đã đầu tư hạ tầng sản xuất như hệ thống nhà lồng, nhà kính khoảng 40.200m2; hệ thống tưới nhỏ giọt kết hợp bón phân theo công nghệ Israel, tưới phun sương để phục vụ cho sản xuất.

Đến nay trên địa bàn huyện đã có 5 doanh nghiệp sản xuất các loại rau, đậu, dưa leo, cà chua bi… ứng dụng công nghệ cao, trong đó có 5 doanh nghiệp sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt của Irael, Nhật Bản, sản xuất theo quy trình VietGAP, với tổng diện tích nhà kính là 27.700m2, trong đó có 1 doanh nghiệp sử dụng lưới chắn nắng và nhiệt, 1 doanh nghiệp trồng thuỷ canh. Doanh nghiệp có diện tích sản xuất trong nhà kính lớn nhất là 12.000m2 nhà kính, doanh nghiệp có diện tích nhà kính nhỏ nhất là 2.400m2.

Anh Bùi Văn Hùng, Kỹ sư trưởng Cty TNHH Nông nghiệp xanh Măng Đen chia sẻ: Vùng đất Măng Đen có khí hậu ôn đới, quanh năm mát mẻ, nhiệt độ từ 16 - 20 độ C nên Cty chọn nơi đây đầu tư dự án cà chua Sizhuka (Nhật Bản).

“Chúng tôi đầu tư 4 tỷ làm 3 nhà kính sản xuất trên diện tích 0,55ha trồng giống cà chua sạch siêu trái tại thôn Tu Rằng, xã Măng Cành. Năng suất cà chua có thể đạt 160 - 180 tấn/ha/năm. Hiện đầu ra rất thuận lợi, thậm chí siêu thị Aeon đặt hàng nhưng một số thời điểm không đủ hàng để bán”.

09-01-38_cong-nghe-co4
Khu sản xuất cà chua Nhật Bản của Cty Măng Đen cho năng suất gần 200 tấn/năm

Tuy nhiên, vì nguồn vốn đầu tư có hạn nên chúng tôi thường xuyên phải vay ngân lưu động Agribank để tiếp tục mở ộng quy mô sản xuất với số tiền khoảng 500 triệu đến 1 tỷ đồng (tuỳ thời điểm).  

Khát vọng trở thành “Đà Lạt 2”

Việc ứng dụng NNCNC gắn với liên kết sản xuất chuỗi của các hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn đã có những kết quả khả quan. Các sản phẩm sản xuất có chất lượng tốt, đồng đều, thị trường tiêu thụ ổn định, giá cả cao (riêng các sản phẩm rau an toàn cao gấp 2 - 3 lần so với sản phẩm bình thường; rau, củ quả hữu cơ giá bán cao gấp 6 - 8 lần so với giá các sản phẩm bình thường. Cây ngô sinh khối thời gian trồng đến lúc thu hoạch ngắn, giá cả và đầu ra ổn định, mang lại lợi nhuận gấp 2 - 3 lần so với trồng các loại cây trồng truyền thống…), tạo thu nhập cao và ổn định. Nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ ngày càng tăng. Các đơn vị tham gia sản xuất liên kết theo chuỗi trên địa bàn hiện tại chưa đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng.

Ông Đặng Thanh Nam, Chủ tịch UBND huyện Kon Plông chia sẻ: "Mong muốn của chúng tôi là biến vùng đất Măng Đen trở thành Đà Lạt thứ 2 của Tây Nguyên. Hiện SX nông sản sạch cho thu nhập cao và ổn định. Có được thành công này là nhờ công sức đóng góp lớn của Agribank, từ hoạt động tín dụng cho vay, người dân có vốn để đầu tư, qua đó đẩy lùi nạn “tín dụng đen” trên địa bàn".

Ông Nguyễn Bá Cầu, Giám đốc Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum cho biết: Chúng tôi đã và đang thực hiện triển khai chương trình cho vay nông nghiệp sạch, NNCNC theo chỉ đạo của Agribank. Đến ngày 30/6/2018 chi nhánh đã thực hiện cấp tín dụng theo các hợp đồng. Ngoài ra, dư nợ cho vay phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân của Agribank chi nhánh tỉnh cũng đạt trên 10.000 tỷ đồng, chủ yếu là cho vay theo Nghị định 55/2015 của Chính phủ, qua đó khơi thông dòng vốn đầu tư trong lĩnh vực “tam nông”.

Theo: Minh Phúc/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập186
  • Hôm nay36,946
  • Tháng hiện tại230,039
  • Tổng lượt truy cập92,607,703
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây