Học tập đạo đức HCM

Tỷ phú cá vược với 3 quy trình sáng chế “made in” nông dân

Thứ năm - 08/03/2018 01:38
Xuất phát từ những khó khăn trong thực tế nuôi cá vược anh nông dân Nguyễn Văn Liệu ở thôn Trà Bôi, xã Thụy Liên (Thái Thụy, Thái Bình) đã tự mày mò, nghiên cứu thành công 3 quy trình nuôi cá vược thương phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao và hướng tới phát triển bền vững.

Hiện, với diện tích 6,5 ha, mỗi năm xuất bán hơn 20 tấn cá thương phẩm, anh Liệu trở thành “tỷ phú cá vược” trên đất Thụy Liên với doanh thu hơn 3 tỷ mỗi năm.

Thu hoạch cá vược trái vụ

Đến thăm gia đình anh Liệu khi vợ chồng anh đang tất bật xuất bán lứa cá vược thương phẩm trái vụ, chờ chủ nhà giao hàng xong cho khách, chúng tôi mới có dịp tiếp xúc và nghe anh trò chuyện. Trong ngõ nhỏ, hàng chục chiếc xe máy thồ, xe bán tải chuyên chở cá cùng tiếng nói cười vang rộn của người mua, người đánh bắt cá.

Anh Liệu bộc bạch: “Giống cá vược chịu rét rất kém, thường bị chết hàng loạt nếu nhiệt độ giảm sâu. Thông thường, bà con hay thu hoạch cá vược trước mùa đông. Do thu hoạch đại trà nên trước mùa đông giá cá vược nên giá bình quân chỉ có 100.000 đồng/kg. Tuy nhiên đến thời điểm xuân hè thu hoạch “trái vụ” bằng quy trình lưu cá vược qua đông do tôi nghiên cứu thành công thì giá bán cá vược phải từ 160.000 – 180.000 đồng/kg.

 ty phu ca vuoc voi 3 quy trinh sang che “made in” nong dan hinh anh 1

Mỗi năm gia đình anh Liệu xuất bán hơn 20 tấn cá vược thương phẩm. Ảnh Thu Hà

Giữa trang trại nuôi trồng thủy sản mênh mông sóng nước, bạt ngàn màu xanh của cây cối, xem hàng ngàn con cá vược quẫy đặc ao chờ ngày xuất bán câu chuyện khởi nghiệp của Liệu hiện lên sinh động.

Sinh năm 1969 trong gia đình thần nông, sau khi xuất ngũ trở về địa phương, anh Liệu về quê tiếp tục trồng lúa cấy cày. Thế nhưng, cuộc sống làm nông vất vả, khó khăn mà nghèo vẫn hoàn nghèo. Chán nản, anh Liệu vào Nam tìm kiếm cơ hội làm ăn mới.

“Đi làm thuê cho các chủ đầm, chủ trang trại ở Bạc Liêu, rồi Cà Mau tôi thấy Thụy Liên quê mình cũng có gần trăm ha diện tích vùng đầm bãi, ven sông có điều kiện tiềm năng về đất đai, thổ nhưỡng, thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ. Tuy nhiên, đầm bãi còn hoang hóa, nếu biết áp dụng khoa học kỹ thuật thì sẽ cho hiệu quả kinh tế cao. Mình mà không làm giàu là có lỗi với quê hương”, anh Liệu nhớ lại.

Nghĩ là làm, anh khăn gói trở về quê và rủ bạn vay tiền nhận thầu trên 30ha vùng bãi ven sông Diêm đầu tư nuôi trồng thủy sản. Anh Liệu bảo, lúc đầu khởi nghiệp khó khăn trăm bề, đầm bãi hoang hóa, mặt bãi chỗ thấp chỗ cao, nhiều lúc mưa bão nước ngập trắng cả mặt bãi. Muốn cải tạo đầm bãi nhưng nông dân nghèo không có vốn.

Để tái sản xuất đầu tư, ban đầu, anh Liệu vừa khai thác tự nhiên vừa nuôi một số đối tượng theo phương thức quảng canh cải tiến. Đến năm 1999, anh Liệu mạnh dạn đưa con tôm sú, cua xanh vào nuôi thử nghiệm. Những gian truân vất vả đã được bù đắp bằng vụ nuôi đầu tiên liên tiếp thắng lợi đem về cho anh thu nhập cả tỷ đồng.

Từ nông dân chân đất đến kỹ sư thủy sản

Mặc dù đã trở thành tỷ phú nhưng để sống lâu dài với nghề mình đã lựa chọn, anh nông dân Liệu đã quyết tâm theo học chuyên ngành nuôi trồng thủy sản của trường Đại học Thủy sản Nha Trang (Hệ tại chức mở lớp tại TP Thái Bình).

Anh Liệu chia sẻ: “Tôi đi học không phải để có bằng kỹ sư cho oách mà để trang bị thêm những kiến thức cơ bản để áp dụng tiến bộ KHKT làm chủ sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao và hướng tới phát triển bền vững”.

Trở thành tân sinh viên lúc vừa tròn 35 tuổi, anh Liệu bảo, nếu các bạn cùng lớp cố gắng một, anh Liệu phải cố gắng gấp mười. Chương trình học tập trung trên TP.Thái Bình với lịch học kín mít cả tuần, trong khi đó anh Liệu vẫn phải điều hành công việc nuôi tôm, cua ở nhà với diện tích cả chục ha.

Cách nhà gần 40km, nhưng có những hôm 1 – 2h sáng anh Liệu phải tức tốc phi về để xử lý tôm, cua bị bệnh. Rồi khoảng thời gian đi học, thương vợ một mình ở nhà bận rộn với đàn con thơ 3 đứa rồi cả chục ha đầm bãi nên ngơi tay cầm bút là anh Liệu lại xoay trần với công việc đầm bãi đỡ đần vợ con. Suốt gần 5 năm trời ròng rã, anh Liệu đi về như con thoi giữa T.P Thái Bình và quê nhà.

3 quy trình nuôi cá lưu đông và nuôi ghép “made in” anh Liệu

Cũng trong thời gian này, nghề nuôi tôm sú, cua xanh bắt đầu kém hiệu quả do môi trường nguồn nước bị ô nhiễm, dịch bệnh liên tiếp xảy ra. Sau nhiều ngày trăn trở giải pháp tháo gỡ, cuối cùng anh Liệu đã lựa chọn con cá vược là đối tượng mới thay thế. Theo suy nghĩ của chàng thanh niên quê biển, cá vược có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao, ít xương, chỉ sống được trong môi trường sạch cho nên trong tương lai sẽ thay thế các loài cá nuôi truyền thống.

Ban đầu anh nhập giống từ miền Nam về ương nuôi, nhưng do con cá vược chịu rét kém, không giữ giống được qua mùa đông, tỷ lệ sống dưới 20%, đầu vụ nuôi thả nguồn giống thường bị thiếu, giá giống tăng cao.

Trong khi đó, anh Liệu để ý giống cá vược sống tự nhiên ở biển vẫn tồn tại tốt qua mùa đông. “Một ý nghĩ lóe lên trong đầu tôi là: Tại sao mình không nghiên cứu quy trình lưu cá vược giống qua đông?”, anh Liệu nhớ lại.

 ty phu ca vuoc voi 3 quy trinh sang che “made in” nong dan hinh anh 2

Vọp nuôi ghép trong ao cá vược cũng là nguồn thu đáng kể của gia đình anh Liệu.  Ảnh: Thu Hà

Nghĩ là làm, anh lao vào nghiên cứu, tìm tòi và dành trọn cả năm 2007 để tiến hành thử nghiệm. Những thất bại liên tiếp không làm anh Liệu nản lòng mà lại là động lực giúp anh thêm ý chí, nghị lực theo đuổi đến cùng con đường mình đã chọn lựa. Bước sang cuối năm 2008, quy trình lưu cá vược qua đông thành công ngoài mong đợi. Hiệu quả đạt được của các quy trình là cho tỷ lệ cá sống trên 95%. Năng suất nuôi thương phẩm đạt được trên 7 tấn/ha.

Bên cạnh đó, anh Liệu và bạn còn nghiên cứu xây dựng thành công quy trình “Ương nuôi cá vược giống trong giai lưới và ao đất”, và quy trình “Nuôi cá vược thương phẩm ghép 3 đối tượng: cá vược - cá rô phi- vọp”.

Đặc biệt, quy trình nuôi ghép 3 đối tượng được anh Liệu thực hiện dựa trên kết quả nghiên cứu kỹ về đặc điểm, tập tính sống của từng loài, đã tạo ra một chu trình khép kín.

Theo anh Liệu, cá vược dễ nuôi, sống trong ao, hồ, đầm, ruộng trũng ở cả môi trường nước ngọt, mặn, lợ. Cá vược phàm ăn, tuy nhiên khi nuôi đơn, vấn đề mà người nuôi thường gặp phải là lượng thức ăn cho cá thường dư thừa, ảnh hưởng xấu đến môi trường nước nuôi, dễ gây dịch bệnh, làm giảm chất lượng đàn cá. Nuôi ghép cá vược với rô phi (loài ăn tạp), chúng có thể sử dụng chất thải của cá vược làm thức ăn trực tiếp, còn vọp - động vật hai mảnh vỏ là loại ăn các sinh vật hữu cơ trong môi trường nước. Do đó, nuôi ghép sẽ luôn tạo ra môi trường sạch để cá và vọp sinh trưởng phát triển tốt. Đặc biệt, cá rô phi và cá vược không chỉ tăng trưởng nhanh mà chất lượng thịt cũng thơm ngon. 

Từ việc thực hiện thành công các quy trình nuôi cá vược này, anh Liệu được nhiều chuyên gia và các nhà khoa học đánh giá cao. Trong đó, năm 2009, tại Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh Thái Bình, 2 quy trình nuôi cá vược giống qua đông và nuôi ghép cá vược thương phẩm đã được đánh giá cao và đạt giải Nhất tại hội thi. Năm 2010, anh Liệu được được Tổng Liên đoàn lao động tặng bằng lao động sáng tạo. Năm 2017, anh Liệu vinh dự được T.Ư Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc 30 năm Đổi mới.

Hiện với diện tích 6,5 ha, mỗi năm xuất bán hơn 20 tấn cá thương phẩm, anh Liệu trở thành “Vua cá vược” trên đất Thụy Liên với doanh thu hơn 3 tỷ mỗi năm. Bên cạnh đó, trang trại của anh cũng trở thành địa chỉ cung cấp cá vược giống tin cậy và uy tín. Mỗi năm trang trại của anh Liệu cung cấp khoảng 100 vạn cá vược giống cho bà

Giải thích về biệt danh “Người bán cá giống có tâm nhất vịnh Bắc Bộ”, anh Liệu chỉ cười hiền bảo: Nếu chỉ bán được cá giống mà người mua không nuôi thành công thì cơ sở cũng không thể phát triển. Bởi vậy, mỗi loại cá vược giống trước khi chuyển giao cho khách hàng anh đều chuẩn bị sẵn tài liệu hướng dẫn kỹ thuật từ những điều căn bản như đào ao đến vệ sinh ao, phương pháp nuôi và phòng bệnh cho cá.

Theo: Thu Hà/danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập418
  • Máy chủ tìm kiếm31
  • Khách viếng thăm387
  • Hôm nay83,231
  • Tháng hiện tại788,344
  • Tổng lượt truy cập90,851,737
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây