Chặng đường nhiều bước đi và cách làm
Sau 5 năm triển khai xây dựng NTM, với hơn 27.000 tỷ đồng từ nguồn kinh phí T.Ư phân bổ, ngân sách địa phương, lồng ghép từ các chương trình và huy động sức dân, Chương trình đã đạt được kết quả khá toàn diện, kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội tiếp tục được đầu tư hoàn thiện phục vụ sản xuất và đời sống của người dân nông thôn.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng trao quyết định công nhận huyện Yên Định (Thanh Hóa) đạt chuẩn NTM. Hồng Đức
Riêng năm 2016, mặc dù tình hình phát triển kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng thiên tai, rét đậm rét hại kéo dài và thiên tai… nhưng toàn tỉnh vẫn có 67 xã đạt chuẩn NTM.
|
Theo Văn phòng Điều phối xây dựng NTM Thanh Hóa, giai đoạn 2011-2016, toàn tỉnh đã đầu tư xây mới và nâng cấp được 4.952km đường giao thông nông thôn các loại, trong đó: 1.367km đường xã, liên xã; 2.016km đường thôn, xóm; 1.569km đường nội đồng; 1.557km kênh mương nội đồng; nâng cấp, mở rộng các công trình điện nông thôn, đến nay, 100% số xã đã có điện lưới quốc gia, 97,2% hộ dân được sử dụng điện thường xuyên; xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp 764 trường học; 239 công sở, 286 trạm y tế, 120 Trung tâm văn hóa - thể thao xã, 1.266 nhà văn hóa - khu thể thao thôn; 207 chợ nông thôn; chỉnh trang và xây mới hơn 57.000 nhà ở dân cư; hoàn thành và đưa vào sử dụng 44.066 công trình cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn...
Nhờ tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh phát triển sản xuất, giải quyết việc làm cho hàng chục vạn lao động… giai đoạn 2011-2015, thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng từ 11,02 triệu đồng năm 2011 lên 20,5 triệu đồng năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 29,69% (2011) xuống 6,9% (2015).
Toàn tỉnh hiện có 180/573 xã đạt chuẩn NTM, 1 huyện đạt chuẩn NTM, 51 thôn/bản đạt chuẩn NTM được các huyện công nhận. Bình quân trong toàn tỉnh, mỗi xã đạt 13 tiêu chí.
Sẽ có 50% số xã đạt chuẩn NTM vào năm 2020
Ông Trần Đức Năng - Phó chánh Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh Thanh Hóa, cho biết: Các mục tiêu của tỉnh đề ra trong vấn đề xây dựng NTM là đến năm 2020, toàn tỉnh có trên 50% số xã (trên 287 xã) đạt chuẩn NTM, có 5 huyện đạt chuẩn NTM, 20% số thôn, bản miền núi đạt chuẩn NTM. Bình quân hàng năm tăng từ 1 - 1,5 tiêu chí/xã, không còn xã dưới 5 tiêu chí.
Để thực hiện mục tiêu, theo ông Năng, Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra các giải pháp: Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao và phát triển bền vững. Tập trung giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, thực hiện tốt chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội. Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn...
Song song với các giải pháp trên, Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM tỉnh Thanh Hóa quyết tâm chỉ đạo các địa phương trong tỉnh cần bám sát quy hoạch, đề án, phát huy dân chủ, công khai, minh bạch trong huy động và sử dụng nguồn lực để tạo sự tin tưởng, đồng thuận của nhân dân, phát huy cho được vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng trong việc tham gia xây dựng NTM.
Tác giả bài viết: Hồng Đức
Nguồn tin: danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã