Theo ông Minh, mặc dù kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đến hết năm 2012 dự báo sẽ đạt trên 6 tỉ đô la Mỹ và sẽ có tăng trưởng so với năm 2011 (năm 2011 kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 6,1 tỉ đô la Mỹ). Tuy nhiên, theo ông phần nguyên liệu doanh nghiệp nhập khẩu để gia công chế biến và xuất khẩu sẽ chiếm trên 1 tỉ đô la Mỹ, cao hơn năm trước.
“Kim ngạch xuất khẩu có tăng, nhưng thực tế là ngành thủy sản lại đang đi xuống vì hoạt động “ốm yếu” của các doanh nghiệp; doanh nghiệp nào hoạt động thì phải nhập khẩu nguyên liệu để chế biến xuất khẩu vì nguyên liệu trong nước không đủ”, ông nói.
Ông Minh đưa ra dự báo tôm nguyên liệu chỉ dồi dào trở lại từ sau tháng 6-2013, từ nay đến thời điểm đó, các doanh nghiệp phải chống đỡ với tình trạng thiếu hụt. Còn đối với cá tra, sản lượng nuôi tính đến thời điểm này chỉ đủ phục vụ cho các doanh nghiệp đến tháng 4-2013.
Còn ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh, tỉnh Sóc Trăng, cho biết hiện nay hầu như không còn hội viên nào có tôm để bán cho các nhà máy vì tình trạng dịch bệnh trong thời gian vừa qua.
Theo thống kê của Hải quan, tính từ 1-1 đến ngày 15-11, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 5,363 tỉ đô la Mỹ, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2011. Tuy nhiên, xét về giá trị, hai mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là tôm và cá tra đều bị sụt giảm, tôm giảm 4,8% và cá tra giảm 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã