(Đường nông thôn ngày càng khởi sắc)
Trong chỉ đạo Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh luôn phát huy trí tuệ tập thể, đặc biệt là người đứng đầu phải thật sự gương mẫu, nhiệt huyết; phải sâu sát, năng nổ, tận tụy, phải động viên khích lệ cho cả hệ thống chính trị đồng bộ vào cuộc.
Mỗi cán bộ từ xã đến các ấp, từ Mặt trận và các tổ chức đoàn thể ai cũng phải là những tuyên truyền viên trong xây dựng NTM. Nhờ đó, công tác tuyên truyền vân động đã góp phần làm chuyển biến nhận thức trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và người dân hiểu đúng về xây dựng NTM là chương trình vận động toàn xã hội tham gia; phần nào khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của nhà nước; các chỉ tiêu không cần vốn được thực hiện khá tốt ở các xã điểm.
Mặt khác, nhờ tuyên truyền vận động, Chương trình đã khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của cán bộ và nhân dân, trong xây dựng NTM. Từ đó, đã tạo thuận lợi trong việc huy động được nguồn lực trong dân, nhất là trong trong xây dựng hệ thống giao thông nông thôn và nhà ở cho người nghèo.
Thông qua công tác tuyên truyền, dân chủ cơ sở được nâng cao, niềm tin của dân đối với Đảng, Chính quyền được củng cố và phát huy; các phong trào thi đua dần có chất lượng cao.
Ông Trần Anh Thư Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết, tổng nguồn vốn huy động thực hiện xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh đạt trên 11.820 tỷ đồng. Trong đó vốn người dân đóng góp hơn 991 tỷ đồng, chiếm 8,38%, cụ thể: Tiền mặt 600 tỷ đồng; đóng góp trên 82.659 ngày công lao động, quy đổi thành tiền khoảng trên 115 tỷ đồng; hiến trên 178.087 m2 đất ở, giá trị hiến đất quy đổi thành tiền khoảng 164 tỷ đồng; vật tư quy đổi thành tiền 65 tỷ đồng.
(Tính đến thời điểm này, tỉnhAn Giang không có nợ đọng xây dựng cơ bản trong thực hiệnxây dựng NTM)
Với số tiền đóng góp của người dân, An Giang đã và đang triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ xây dựng NTM như: Xây cầu, đường giao thông nông thôn; hỗ trợ nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo; cất nhà tình nghĩa....
Cụ thể, giai đoạn 2010 - 2019 Quỹ "Vì người nghèo" các cấp trong tỉnh đã vận động trên 1.375 tỷ đồng; trong đó tiền mặt 741 tỷ đồng, hiện vật quy tiền 634 tỷ đồng đã thực hiện hỗ trợ 31.187 căn nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, trong đó: Cất mới 25.226 căn, chữa 5.961 căn; tặng quà cho 1.925.265 lượt hộ nghèo; trợ giúp đột xuất cho 616.048 trường hợp hộ khó khăn; trợ giúp học hành cho 407.608 lượt học sinh, sinh viên; hỗ trợ khám chữa bệnh tổng cộng 466.707 trường hợp; trợ giúp cho sản xuất 8.609 trường hợp…
Theo Phó Chủ tịch Trần Anh Thư,việc huy động đóng góp của nhân dân do chính người dân ở địa phương bàn bạc, quyết định, được thực hiện đúng quy định, đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ, không quá sức dân.
"Kết quả thực hiện xây dựng NTM tính đến tháng 3/2020, An Giang đã có 3 đơn vị cấp huyện hoàn thành xây dựng NTM; trong đó có 01 huyện NTM (huyện Thoại Sơn), 2 thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (TP. Châu Đốc và TP. Long Xuyên) được Thủ tướng Chính phủ công nhận. Đồng thời có 61/119 xã đạt chuẩn xã NTM đạt tỷ lệ 51,26%, tăng 48 xã so với giai đoạn (2011 - 2015) và hoàn thành sớm hơn 01 năm so với lộ trình, kế hoạch của tỉnh; 6 xã đạt 15-18 tiêu chí; 48 xã đạt 10-14 tiêu chí, 4 xã đạt 9 tiêu chí; không còn xã dưới 9 tiêu chí. Bình quân toàn tỉnh đạt 15,25 tiêu chí/xã (tăng 8,99 tiêu chí/xã so với giai đoạn 2010 - 2015)"./.
Nguồn: Báo cáo số 147/BC-UBND ngày 26/3/2020
Hạ Hương/nongthonmoi.angiang.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã