Ông Thân Hải Đăng chia sẻ, cây sâm nam trồng dưới chân núi Dành, là loại cây dược liệu quý hiếm, củ có vỏ màu vàng nhạt, ruột có vị ngọt thanh mát và thơm dịu.
Theo ông Thân Hải Đăng, củ sâm nam đặc biệt tốt cho trẻ nhỏ ốm yếu. Người bị cảm, sốt cao, hay bị nhiệt miệng chỉ cần đun nước củ sâm nam uống sẽ giúp hạ nhiệt nhanh, không cần dùng thuốc.
Ông Thân Hải Đăng, thôn Đồng Sen, xã Việt Lập, huyện Tân Yên (tỉnh Bắc Giang) đang chăm sóc vườn sâm nam của gia đình.
Gia đình ông Đăng có 1 gốc sâm nam được trên 60 năm tuổi do bố mẹ ông trồng trong vườn nhà. Qua đọc báo, xem truyền hình tìm hiểu về tác dụng của cây sâm, ông Đăng quyết định nhân giống bảo tồn giống sâm nam của gia đình.
Ban đầu, ở góc vườn gia đình ông trồng nhân giống chỉ được vài chục cây sâm nam, thì hiện nay gia đình ông đã nhân được gần 4.000m2 đất trồng với hơn 3.000 gốc cây sâm nam.
Thời gian trồng cây sâm nam khoảng từ 5 năm trở lên, cây sâm sẽ cho củ thành phẩm với giá bán 1,5 - 2 triệu đồng/kg.
Cây sâm nam thuộc dạng cây thân leo, bò, sinh trưởng chậm, rất dễ chăm sóc. Để nhân giống sâm, theo ông Đăng chỉ cần lấy bầu đất (có thể dùng vỏ hộp sữa giấy) bọc vào nhánh dưới gốc cây sâm và tưới nước đều đặn hằng ngày.
Sau một thời gian kiểm tra thấy nhánh cây ra rễ thì cắt bầu đem xuống trồng dưới đất, cứ như vậy, sẽ có những bầu cây sâm giống.
Theo ông Thân Hải Đăng, thôn Đồng Sen, xã Việt Lập (huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang), để nhân giống sâm nam, chỉ cần lấy bầu đất (có thể dùng vỏ hộp sữa giấy) bọc vào nhánh dưới gốc cây sâm và tưới nước đều đặn hằng ngày.
Tuy nhiên, với phương pháp nhân giống tự phát này, tỷ lệ cây sâm nam sống chỉ đạt khoảng 50%. Năm 2016, UBND huyện Tân Yên, Sở NNPTNT tỉnh Bắc Giang phối hợp với Viện Di truyền Nông nghiệp thực hiện Đề tài “Nghiên cứu, đánh giá, bảo tồn nguồn gen cây sâm núi Dành phân bố trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”.
Qua đó gia đình ông Thân Hải Đăng được các chuyên gia của Viện Di truyền Nông nghiệp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật nhân giống, chăm sóc nên tỷ lệ cây sâm sống đạt tuyệt đối.
Là trưởng thôn Đồng Sen, ông Thân Hải Đăng đã gương mẫu, đi đầu dồn đổi 4 ha đất ruộng về vườn đồi gần nhà. Trong đó, gia đình ông dành 1,2 ha đất đào ao thả cá, chuyên nuôi cá rô phi đơn tính; phần diện tích còn lại ông trồng cây sâm nam và cây ăn quả lâu năm.
Dưới tán cây ăn quả, gia đình ông chăn nuôi thêm lợn và gia cầm…Hằng năm, sau khi trừ các chi phí chỉ riêng cây sâm nam đã mang lại thu nhập trên 200 triệu đồng cho gia đình...
Đại diện lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ NNPTNT), Trung tâm KNQG, huyện Tân Yên thăm mô hình trồng sâm nam của gia đình ông Thân Hải Đăng, thôn Đồng Sen, xã Việt Lập, huyện Tân Yên (tỉnh Bắc Giang).
Là người góp phần bảo tồn nguồn gen, nâng cao giá trị cây sâm nam ông Thân Hải Đăng mong các cơ quan, ban ngành có nhiều chính sách hỗ trợ về quy hoạch, nguồn gen, và thị trường tiêu thụ giúp người dân phát triển nhân rộng cây thảo dược quý hiếm này tại địa phương.
Theo Thanh Thúy (TTKN QG)/danviet.vn
https://danviet.vn/bac-giang-mot-ong-nong-dan-trong-sam-nam-bao-boi-moc-nhu-bui-ram-5-nam-moi-duoc-dao-cu-ban-gia-15-2-trieu-kg-20201228002111381.htm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Kế hoạch triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số” gắn với “Học tập số” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025
Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới