Kế hoạch nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ các tổ chức kinh tế tích cực tham gia Chương trình OCOP, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp, huy động các nguồn lực để thực hiện Chương trình OCOP; xác định rõ mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ trọng tâm; phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các sở, ngành và các đơn vị liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện.
Duy trì các sản phẩm OCOP đã được công nhận; nâng hạng và định hướng phát triển các sản phẩm chủ lực, có thế mạnh tham gia Chương trình OCOP; tổ chức đánh giá, xếp hạng và công nhận sản phẩm OCOP của tỉnh; thực hiện tốt các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ và xuất khẩu.
Để đạt đạt được mục tiêu đề ra, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương tiếp tục tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin truyền thông về Chương trình OCOP trên phạm vi toàn tỉnh để cán bộ, người dân, nhất là chủ thể sản xuất hiểu rõ lợi ích, tầm quan trọng, ý nghĩa và giá trị kinh tế tích cực tham gia thực hiện Chương trình OCOP.
Tiếp tục hỗ trợ nâng cấp, hoàn thiện về sản phẩm. Phấn đấu năm 2021, nâng hạng sao từ 6 - 8 sản phẩm OCOP của tỉnh đã công nhận năm 2019 – 2020. Hỗ trợ phát triển sản phẩm mới cần rà soát, lựa chọn sản phẩm gắn với lợi thế, thế mạnh của địa phương, ưu tiên các ý tưởng sản phẩm mới, đặc biệt là sản phẩm chế biến, chế biến sâu, sản phẩm truyền thống. Phấn đấu năm 2021 phát triển tối thiểu 25-30 sản phẩm mới đạt từ 3 sao trở lên.
Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tập trung xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, giúp các chủ thể sản xuất kinh doanh sản phẩm OCOP quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm nhà phân phối, mở rộng thị trường. Tiếp tục xây dựng các điểm giới thiệu sản phẩm OCOP trên địa bàn các huyện, thành phố.
Dự kiến tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm trong 02 đợt. Cụ thể, đợt 1 cấp huyện trước ngày 10/7/2021; cấp tỉnh trước ngày 30/7/2021. Đợt 2, cấp huyện trước ngày 10/10/2021; cấp tỉnh trước ngày 30/10/2021.
Chủ tịch UBND tỉnh giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố xây dựng, phát triển và nâng cao các sản phẩm OCOP; vận dụng lồng ghép các chính sách liên quan đến phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp để hỗ trợ các chủ thể phát triển các sản phẩm thuộc Chương trình OCOP.
UBND các huyện, thành phố lồng ghép các chương trình, dự án để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP trên địa bàn. Hướng dẫn, hỗ trợ chủ thể sản xuất lập hồ sơ đăng ký sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng và nâng hạng sản phẩm OCOP. Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp nhỏ và vừa, HTX, tổ hợp tác, các hộ sản xuất trên địa bàn tham gia Chương trình OCOP.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã