Ao nuôi cá sặc rằn kết hợp với ba ba của ông Phùng Văn Thức, xã Tam Lập, huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương).
Thời gian vừa qua ông Thức cải tạo ao 2.000 m2 ao nuôi cá sặc rằn, xây bờ kiên cố và cải tạo nền đáy, bờ ao có cát cho phù hợp với việc nuôi thêm ba ba.
Theo ông Phùng Văn Thức cho biết, để tận dụng diện tích mặt nước, chất dinh dưỡng và làm sạch môi trường nước nên ông nuôi ghép ba ba với cá sặc rằn.
Cách nuôi kết hợp 2 con đặc sản này vừa tăng năng suất, lại giảm chi phí, tăng nguồn thu nhập trên cùng diện tích ao nuôi.
Ông Phùng văn Thức bên ao cá của mình tại xã Tam Lập, huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương).
Hơn nữa, theo ông Thức, nuôi ba ba với cá sặc rằn, lượng chất NH3 thải ra nhiều được động thực vật phù du hấp thụ, góp phần giảm mức độ ô nhiễm.
Ba ba không làm tổn thương cá sặc rằn, chúng còn ăn những con cá chết, cá yếu giúp giảm lây lan dịch bệnh cho cá.
Ba ba thở bằng phổi nên thường nổi lên mặt nước để hít thở, trong khi cá thở bằng mang nên nuôi ba ba cùng cá sẽ làm tăng việc trao đổi hàm lượng ôxy và vật chất giữa tầng mặt và tầng đáy của ao.
Ba ba thường sống ở đáy ao, làm chất mùn bã hữu cơ bị phân giải, góp phần làm tăng lượng oxy trong ao.
Mô hình nuôi kết hợp ba ba với cá sặc rằn của ông Thức có tỷ lệ thả: Nên chọn ba ba giống cỡ lớn (8 tháng) để phù hợp với thời gian nuôi cá sặc rằn (12 tháng). Dựa vào độ lớn của ba ba để tính mật độ thả, thường là 2- 3 con/m2, cá sặc rằn 20-50 con/m2.
Cây lục bình được ông Thức thả vào ao nuôi cá sặc rằn kết hợp với ba ba
Trong ao nuôi ghép ba ba với cá, các loại tảo phát triển nhiều mà không bị tàn lụi, chủ yếu là trong ao có hàm lượng đạm cao.
Trong chuỗi thức ăn nuôi ghép cá sặc rằn và ba ba, ở đáy ao còn có những mảnh vụn và chất vẩn cặn bã hữu cơ, đều có tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sinh trưởng của cá và ba ba.
Cho nên trong ao nuôi ghép ba ba với cá sặc rằn có thể thả một lượng cây cỏ, thực vật thuỷ sinh lớn như rau, cây bèo lục bình vào ao. Vì sau khi cá ăn, số còn thừa lại là thức ăn cho ba ba, không ảnh hưởng lẫn nhau.
Nuôi ba ba ghép với cá sặc rằn sử dụng thức ăn công nghiệp. Sau khi cá sặc rằn ăn, ba ba có thể ăn lại thức ăn thừa này.
Mực nước trong ao nuôi ghép ba ba với cá sặc rằn nên duy trì 6m. Dự kiến với 2.000 m2 cho thu hoạch khoảng 20 tấn cá sặc và 5 tấn ba ba thịt.
Với giá bán cá sặc rằn hiện tại là 45.000 đồng/kg và giá bán ba ba thịt là 260.000 đồng/kg, ông Thực có doanh thu đạt khoảng hơn 2 tỷ đồng.
Theo Phạm Ngọc Thắng (Chi cục chăn nuôi và thủy sản tỉnh Bình Dương)/danviet.vn
https://danviet.vn/la-ma-hay-lieu-nuoi-ba-ba-voi-ca-sac-ran-tuong-kho-nhan-ma-mot-ong-nong-dan-tinh-binh-duong-thu-2-ty-2021012715401517.htm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và CĐS” của VPĐP thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh
Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban chỉ đạo tỉnh về phát triển khoa học, công nghệ, ĐMST và CĐS
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững
Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh