Theo đó, Lục Nam là huyện có vùng nguyên liệu lớn nhất tỉnh với 15 vùng, diện tích 3.649 ha; tiếp đến là huyện Hiệp Hòa 15 vùng, diện tích 1.097 ha. Còn lại ở các huyện Yên Thế 7 vùng, diện tích là 314 ha; Tân Yên 11 vùng, diện tích là 545 ha; Lạng Giang 7 vùng, diện tích 641 ha; Sơn Động có 3 vùng, diện tích 109 ha...
Để triển khai xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu rau tập trung, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang đề nghị các đơn vị, địa phương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Nghị quyết số 147-NQ/TU ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về phát triển công nghiệp tỉnh giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch số 395/KH-UBND ngày 19/8/2021 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết số 147-NQ/TU ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về phát triển công nghiệp tỉnh giai đoạn 2021-2030 và các quan điểm, chủ trương xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn tỉnh để tạo sự đồng thuận, thống nhất cao từ tỉnh đến cơ sở trong qua trình triển khai thực hiện.
Cùng với đó, vận động người dân, doanh nghiệp tham gia các chương trình, dự án về phát triển vùng nguyên liệu, vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn để từng bước thay đổi nhận thức, hành động, thói quen canh tác theo phương pháp truyền thống của người dân.
Tổ chức rà soát, điều chỉnh diện tích đất quy hoạch cho phát triển nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi, lợi thế so hơn so với địa phương khác để đưa vào kế hoạch sử dụng đất của từng địa phương. Áp dụng các hình thức tập trung ruộng đất, đa dạng hóa các hình thức liên kết người dân, doanh nghiệp, HTX để từng bước hình thành xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu tập trung, quy mô lớn phục vụ công nghiệp chế biến.
Triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách thuê ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh để tạo nhiều việc làm và tăng thu nhập cho nông dân, tăng thu cho ngân sách nhà nước.
Cùng với đó, khuyến khích mạnh mẽ doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Khuyến khích ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ chủ chốt của công nghiệp 4.0 trong sản xuất, bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản. Phát triển doanh nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh. Ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu, chọn tạo, phổ biến, chuyển giao các giống mới, các quy trình sản xuất tiên tiến, hiệu quả; ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ số, thông tin trong nông nghiệp.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025
Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025