Hiện nay, tỉnh Cà Mau có khoảng 900 ha sản xuất lúa hữu cơ. Đây là diện tích lúa hữu cơ lớn nhất của ĐBSCL, thậm chí lớn nhất cả nước. Dư địa để sản xuất lúa hữu cơ của Cà Mau còn rất lớn và khó có tỉnh nào ở ĐBSCL có thể cạnh tranh được.
Ông Lê Thanh Tùng, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho rằng: Tỉnh Cà Mau cần phát huy ưu thế về sản xuất lúa hữu cơ. Lúa hữu cơ chủ yếu trồng trên nền đất lúa tôm mà lúa tôm không chỉ Cà Mau mà các tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu đều có. Tuy nhiên, các tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu phát triển diện tích lúa hữu cơ chưa được nhiều như Cà Mau.
Tỉnh Cà Mau đã đi trước 7 năm về sản xuất lúa hữu cơ vì vậy các tỉnh khác muốn đi theo rất mất thời gian. Với nhưng điều kiện thiên nhiên ban tặng, tỉnh Cà Mau cần xây dựng chương trình về phát triển lúa hữu cơ. Cà Mau có thể phát triển nhiều hơn nữa để chia sẻ cho những tỉnh không có nhiều điều kiện tốt để chứng nhận lúa hữu cơ.
Bên cạnh đó, mặc dù diện tích sản xuất lúa của Cà Mau là không lớn, nhưng lại là nơi sản xuất giống lúa và bán cho nhiều tỉnh thành trong vùng. Trung tâm Giống nông nghiệp Cà Mau phát triển rất mạnh và không chỉ cung ứng giống cho địa phương mà còn cung ứng cho cho một số tỉnh khác. Trong khi đó nhiều tỉnh sản xuất 3 vụ lúa/năm, có điều kiện tốt hơn về kỹ thuật nhưng chưa phát triển được. Trên cơ sở đó, ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau có thể phát triển về nhân giống để gia tăng giá trị.
Ông Lê Thanh Tùng cho biết, hiện nay Cục Trồng trọt đang làm một dự án do FAO tài trợ mang tên rất nhân văn đó là phát triển sản xuất lúa cho những hộ nông dân nhỏ kết hợp với du lịch sinh thái. Cục Trồng trọt sẽ phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau để khi dự án kết thúc sẽ có những sản phẩm, thương hiệu đặc biệt như ở HTX nông nghiệp Trí Lực của huyện Thới Bình. Đây là đóng góp của dự án FAO cho các hộ nông dân về phát triển lúa hữu cơ và du lịch sinh thái. Nó không chỉ mang ý nghĩa du lịch mà còn là ý tưởng cho sự phát triển lúa gạo khai thác ở giá trị vô hình.
Cà Mau là vùng đất có nhiều đặc sản, trong đó lúa thơm, tôm sạch là thương hiệu nổi tiếng. Hy vọng, thời gian tới Cà Mau sẽ phát triển tôm lúa thành sản phẩm hữu cơ chủ lực. Đẩy mạnh quảng bá, đa dạng hóa thông tin để đưa sản phẩm tôm lúa đến siêu thị ngày một nhiều. Để thực hiện mục tiêu này, Cà Mau cần sớm gắn truy xuất nguồn gốc theo hình thức điện tử. Đây sẽ là cách giúp các kho lưu trữ, siêu thị yên tâm về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm.
Tại diễn đàn trực tuyến kết nối tiêu thụ nông, thủy sản tỉnh Cà Mau 2021 vừa qua, ông Nguyễn Đức Hiền, Phó Giám đốc Công ty TNHH DVNN Lộc Trời cho biết, công ty đã kết hợp các DN như Minh Phú để đẩy mạnh trồng lúa trên đất nuôi tôm và cả đất lúa 2 vụ. Hiện tại Lộc Trời có 2 sản phẩm OCOP, và đều được đưa vào thử nghiệm gieo trồng. Đáng chú ý là Lộc Trời cam kết thu mua nông, thủy sản cho nông dân Cà Mau ngay từ đầu vụ, bằng hình thức bao lợi nhuận.
Giá trị sản xuất của ngành tôm chiếm 80% trong tổng giá trị sản xuất lĩnh vực nuôi trồng thủy sản và chiếm 49% so với tổng giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp của tỉnh. Ngành tôm chi phối đến đời sống trên 50% dân số của tỉnh, ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm của khoảng trên 350.000 lao động (trong đó lao động tham gia trực tiếp hoạt động nuôi tôm khoảng 300.000 người).
Theo Trọng Linh – Văn Vũ/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/ca-mau-co-dieu-kien-tot-de-san-xuat-lua-huu-co-thuong-hieu-d303855.html
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã