Diện tích tôm lúa đạt 43.000 ha
Những năm gần đây, diện tích sản xuất tôm lúa trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu không ngừng được mở rộng và gắn với mục tiêu xây dựng thương hiệu “tôm sạch – lúa an toàn”. Đây là mô hình sản xuất lúa trên đất nuôi tôm đã được các nhà khoa học và ngành chuyên môn đánh giá là mô hình sản xuất hiệu quả, bền vững, vừa thân thiện môi trường vừa thích ứng với biến đổi khí hậu.
Tỉnh Bạc Liêu đã triển khai kế hoạch mở rộng diện tích theo mô hình lúa - tôm những khu vực thích hợp phát triển định hướng đến năm 2025, Bạc Liêu sẽ mở rộng phát triển trên 43.000ha. hiện nay đã thực hiện được 39.000ha với năng suất bình quân đạt 5,6 tấn/ha và mang lại lợi nhuận trên 12 triệu đồng/ha.
Ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu, cho biết: Mô hình sản xuất này sẽ tiếp tục có khả năng mở rộng khi dự án công trình Cái Lớn, Cái Bé giai đoạn II được hoàn thành cùng với một số hệ thống cống ngăn mặn phía bắc Quản Lộ - Phụng Hiệp hoàn chỉnh. Đặc biệt, Bạc Liêu đã quy hoạch vùng tôm lúa là vùng sản xuất “lúa thơm - tôm sạch” và hướng đến sản xuất tôm lúa hữu cơ.
Tại huyện Phước Long, năm 2021 này sẽ tập trung sản xuất tôm lúa với diện tích 13.677ha. Trong đó, thực hiện kế hoạch nhân rộng mô hình sản xuất giống lúa ST24 và ST25 trên đất nuôi tôm hơn 5.000ha. Huyện sẽ tập trung xuống giống lúa mùa từ ngày 10 - 30/9 đối với các giống chủ lực như: Một bụi đỏ, ST24, ST25, OM18, OM9582…
Theo kế hoạch, ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu sẽ hỗ trợ 50% lượng lúa giống ST24, ST25 cho người dân và vốn đối ứng doanh nghiệp, sau khi thu hoạch doanh nghiệp sẽ bao tiêu sản phẩm và khấu trừ đối ứng.
Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên các công ty, doanh nghiệp tham gia không thể xuống địa bàn phối hợp cùng nông dân thực hiện liên kết (do địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động bị phong tỏa và các doanh nghiệp này không thể rời khỏi địa bàn theo quy định).
Vì vậy, huyện Phước Long phải vận động người dân tự đối ứng 50% lúa giống, vật tư còn lại để tham gia chương trình. Thế nhưng, nhiều nơi người dân vẫn chưa đồng ý tham gia thực hiện vì sợ không có thương lái thu mua.
Còn tại huyện Hồng Dân, trong tháng 9 đầu năm 2021 cũng tập trung xuống giống lúa trên đất tôm với tổng diện tích trên hơn 24.770ha, gắn với các giống lúa chủ lực như: Một bụi đỏ, ST24, ST25, Đài thơm 8, OM18, OM5451...
Ông Nguyễn Văn Thới, Chủ tịch UBND huyện Hồng Dân, cho biết: Huyện đã chỉ đạo ngành nông nghiệp huyện hướng dẫn nông dân tận dụng nguồn nước ngọt trên sông hoặc nước mưa, làm kỹ đất, kết hợp với rửa phèn, rửa mặn để sản xuất đảm bảo thắng lợi.
Đồng thời, khuyến cáo nông dân ở những tiểu vùng sử dụng giống lúa Một bụi đỏ để gieo sạ, nếu thấy không đủ nước ngọt để rửa mặn, thời gian rửa mặn kéo dài, không đảm bảo lịch thời vụ thì có thể gieo mạ trên bờ vuông, trên rẫy hoặc bố trí chuyển sang sử dụng giống lúa ngắn ngày, chịu mặn để đảm bảo năng suất…
Mô hình luân canh tôm lúa
Thực tiễn trong những năm qua cho thấy, mô hình sản xuất tôm lúa tuy được đánh giá là hiệu quả và khá bền vững, nhưng hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao và chưa phát huy hết các tiềm năng, thế mạnh mang lại từ mô hình.
Bên cạnh đó, bản thân mô hình sản xuất này cũng tồn tại và xuất hiện nhiều bất cập cần được tập trung tháo gỡ. Thứ nhất là thiết kế, công trình ao nuôi tôm lúa chưa đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật.
Thứ hai, môi trường sản xuất có khả năng bị ô nhiễm nặng do việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, nhất là các chất cấm trong xử lý môi trường. Thứ ba, nhiều nông dân chưa quan tâm đến nguồn gốc và chất lượng con giống, còn thả nuôi theo hình thức tự phát nên năng suất, hiệu quả kinh tế mang lại trên một đơn vị diện tích không cao…
Đầu năm 20212 Sở NN-PTNT: “Nâng cao năng suất tôm sú trong mô hình luân canh tôm sú - lúa trên địa bàn huyện Hồng Dân”.
Đề tài được thực nghiệm trình diễn với quy mô 3ha/3 hộ dân tại xã Lộc Ninh (huyện Hồng Dân) theo quy trình sản xuất “Hai giai đoạn, khép kín, sử dụng sản phẩm công nghệ sinh học Bồ Đề, vi sinh và bổ sung thức ăn công nghiệp cho tôm trong giai đoạn ương”.
Mật độ nuôi là 5 con/vụ nuôi và thả làm 2 đợt: đợt 1 thả 3 con/m2, đợt 2 thả 2 con/m2, tôm giống được ương trong ao ương từ 20 - 25 ngày trước khi thả vào vuông nuôi, bổ sung thức ăn công nghiệp cho tôm ở giai đoạn ương, sử dụng sản phẩm công nghệ sinh học Bồ Đề và vi sinh để quản lý môi trường nuôi tôm theo quy trình kỹ thuật.
Hiện nay, Tập đoàn Bồ Đề là doanh nghiệp tiên phong trong vai trò thúc đẩy nền KTTT là phát triển các HTX và cũng là doanh nghiệp đầu tiên tham gia xây dựng vùng tôm, lúa hữu cỏ tại phía bắc quốc lộ 1A 3 huyện Phước Long, Hồng Dân và TX. Giá Rai)
Anh Trần Văn Năm, nông dân xã Lộc Ninh, huyện Hồng Dân cho biết: “Tôi là nông dân sản xuất giỏi của huyện và đã tham gia sản xuất mô hình tôm sú - lúa trong nhiều năm nay nhưng chưa năm nào tôm nuôi lại đạt năng suất và mau lớn như áp dụng quy trình nuôi mới này.
“Đây thật sự là mô hình sản xuất vừa giúp nông dân làm giàu, vừa góp phần bảo vệ môi trường và hướng đến xây dựng thành công mô hình lúa thơm - tôm sạch”, anh Dũng cho biết.
Theo Quốc Việt/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/bac-lieu-mo-rong-dien-tich-tom-lua-tren-43000-ha-d305280.html
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã