Học tập đạo đức HCM

Bình Dương: Phát triển vùng trồng cây ăn quả cho thu lãi 'khủng'

Thứ ba - 14/07/2020 18:46
Rất nhiều nông dân gắn bó và tâm huyết với các vùng trồng măng cụt, cam, quýt, bưởi,… đã thu lãi từ vài trăm đến cả tỷ đồng mỗi vụ.

Theo Sở NN&PTNT Bình Dương, toàn tỉnh có trên 6.700 ha cây ăn quả, sản lượng ước đạt trên 33.000 tấn. Bên cạnh lợi thế về điều kiện tự nhiên, tác động tích cực từ chính sách phát triển nông nghiệp của tỉnh Bình Dương đã khuyến khích, hỗ trợ, giúp người nông dân phát triển vùng cây ăn quả.

Đơn cử như huyện Dầu Tiếng đã thực hiện dự án đầu tư phát triển vùng chuyên canh cây măng cụt 150 ha tại xã Thanh Tuyền. Theo dự án, nông dân sẽ được hỗ trợ 100% chi phí mua và vận chuyển cây giống, hỗ trợ 50% chi phí khai hoang và 30% vật tư; đồng thời được hỗ trợ chuyển giao tiến bộ KHKT qua 2 lớp tập huấn và hội thảo đầu bờ…

Măng cụt Dầu Tiếng được trao nhãn hiệu tập thể. Ảnh: Hội nông dân Thanh Tuyền.

Măng cụt Dầu Tiếng được trao nhãn hiệu tập thể. Ảnh: Hội nông dân Thanh Tuyền.

Từ dự án, cây măng cụt đã được nâng tầm, nhiều gia đình trong xã vươn lên khá giả, có thể kể đến như các gia đình ông Nguyễn Văn Tỵ, Trần Văn Sáu, Lê Văn Mé, Nguyễn Văn Trí, Nguyễn Văn Can...

Tương tự, huyện Bắc Tân Uyên cũng được quy hoạch khu vực các xã Hiếu Liêm, Tân Định, Tân Mỹ, Thường Tân thành vùng chuyên canh cây ăn trái theo mô hình nông nghiệp sạch, công nghệ cao. Tổng diện tích vườn cây ăn trái trên địa bàn huyện là 2.439 ha, trong đó diện tích cây ăn trái có múi là 2.301 ha, trong đó có hơn 100 ha sản xuất theo hướng VietGAP và hơn 60 ha đã được chứng nhận VietGAP. Nhiều nông dân gắn bó với cây có múi tại huyện này đã vươn lên thành tỷ phú như các ông Lâm Thành Thắng, Lê Văn Xê, Trần Kết Luận, Lương Văn Phụng, Lê Minh Sang...

Bưởi lá cam tại xã Thường Tân, huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương. Ảnh: Trần Trung.

Bưởi lá cam tại xã Thường Tân, huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương. Ảnh: Trần Trung.

Đặc biệc, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã công nhận “Nhãn hiệu tập thể măng cụt Dầu Tiếng” và “Nhãn hiệu tập thể quýt Bắc Tân Uyên”, tạo nên một bước tiến mới trong việc hình thành và quảng bá thương hiệu cây ăn trái tại tỉnh Bình Dương. 

Theo Trần Trung/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập217
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm205
  • Hôm nay32,741
  • Tháng hiện tại53,261
  • Tổng lượt truy cập91,226,990
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây