Học tập đạo đức HCM

Đưa dưa lưới đạt chuẩn GlobalGAP đến với người tiêu dùng

Thứ ba - 14/07/2020 18:54
Để thúc đẩy xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm nông sản theo chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân Thủ đô, thời gian qua ngành nông nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để kết nối giữa các nhà sản xuất, phân phối tiêu thụ giữa các tỉnh, thành với Hà Nội. Đây chính là cầu nối để thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển bền vững, mang lại giá trị kinh tế cao và chất lượng bảo đảm an toàn thực phẩm.
Dưa lưới Nhật Bản được sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Ảnh: Thiện Tâm.

Theo Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội, theo thống kê, nhu cầu tiêu dùng trung bình của Thủ đô trong một tháng khoảng trên 300 nghìn tấn lương thực thực phẩm nông lâm thủy sản, trong đó rau, củ là 103.300 tấn. Nhưng trên địa bàn Thành phố mới sản xuất đáp ứng được khoảng 55,7% nhu cầu rau củ các loại, còn lại phải nhập tại các tỉnh, thành phố và nhập khẩu.

Để hỗ trợ kết nối sản xuất tiêu thụ, xúc tiến thương mại các sản phẩm theo chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn, Hà Nội tổ chức đoàn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản đi làm việc, học tập, kết nối sản xuất tiêu thụ, xúc tiến thương mại giữa Hà Nội với 21 tỉnh, thành phố trong Ban điều phối Chuỗi cung cấp rau thịt an toàn cho Thành phố. Qua đó Hà Nội và các tỉnh đã xây dựng và phát triển được 727 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Đồng thời tổ chức Hội nghị đánh giá kết nối tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản 21 tỉnh phía Bắc trong chuỗi cung ứng rau, thịt cho Hà Nội; giới thiệu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của Hà Nội kết nối với các cơ sở sản xuất của các tỉnh, thành phố, giới thiệu hệ thống phân phối nông sản tại Hà Nội, từ đó có nhiều biên bản ghi nhớ, hợp tác giữa các doanh nghiệp được ký kết.

Mới đây nhất, Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội đã tổ chức kết nối tiêu thụ sản phẩm dưa lưới đạt tiêu chuẩn GlobalGap (sản  xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế) của Công ty Trường Thịnh (Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội) với hai doanh nghiệp lớn là Cty CP Thương mại và xuất nhập khẩu GreenPath và Cty CP Tập đoàn Bữa ăn an toàn.

Ông Nguyễn Thái Hoàng, Tổng Giám đốc Công ty Bữa ăn oan toàn cho biết, Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp kết nối tiêu thụ với cơ sở sản xuất dưa lưới Nhật Bản với quy mô, kỹ thuật, chất lượng dưa lưới theo tiêu chuẩn quốc tế Global GAP của Trường Thịnh. Công ty mong muốn sẽ hợp tác kết nối sâu rộng hơn nữa để đưa sản phẩm về thị trường Hà Nội, vì đây là một trong những điểm đầu tiên được chứng nhận Global GAP về dưa lưới ở miền Bắc. Sản phẩm này sẽ cao hơn thị trường vì được chứng nhận Global GAP quy trình chăm sóc quản lý, chọn lựa sản phẩm rất cao nên giá sẽ cao hơn giá thông thường nhưng với chất lượng như vậy, Bữa ăn an toàn sẽ nhập để đưa vào trong chuỗi bữa ăn an toàn thị trường của Hà Nội, mang đến chuỗi giá trị thực phẩm nông sản chất lượng cao cho người tiêu dùng. Đặc biệt, từ nay tới cuối năm 2020, công ty sẽ có khoảng 20 siêu thị thực phẩm mở cửa. Trên mỗi gian hàng, công ty rất mong sản phẩm dưa lưới Nhật Bản sẽ xuất hiện- ông Nguyễn Thái Hoàng chia sẻ thêm.

Hiện nay vùng sản xuất của Công ty cổ phần đầu nông nghiệp công nghệ cao Trường Thịnh nằm tại thôn Đồng Huống, xã Thống Nhất, huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình. Với chủ trương phát triển của ngành nông nghiệp để hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và bảo đảm sự phát triển nông nghiệp bền vững, ông Lê Xuân Hà, Giám đốc Công ty cho biết, Công ty định hướng sản xuất nông nghiệp dựa trên nền tảng tri thức, thiết bị công nghệ và kỹ thuật mới, ứng dụng các công nghệ cao trong sản xuất tập trung vào giống tốt, công nghệ chế biến, canh tác tiên tiến và thân thiện môi trường.

Dưa lưới Nhật Bản nổi tiếng không chỉ là quả giàu dinh dưỡng, thơm ngon mang đậm nét văn hóa ẩm thực của đất nước mặt trời mọc mà còn là biểu tượng cho vẻ đẹp vương quyền, sự trường tồn và lòng biết ơn. Cấu trúc lưới trên vân vỏ là yếu tố quyết định giá trị thẩm mỹ và hương vị bên trong của quả, vân lưới không hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên mà được tạo ra một cách có chủ đích và có kiểm soát bằng việc điều khiển nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng. Vì vậy việc sản xuất ra quả dưa lưới Nhật Bản đạt chuẩn đòi hỏi đầu tư công nghệ cao tương xứng.

Dưa lưới được gieo trồng trong nhà ươm sử dụng công nghệ mái cắt nắng, tưới phun sương tự động. Ảnh: Thiện Tâm.

Để bảo đảm yêu cầu về năng suất, chất lượng cũng như đặc điểm về thẩm mỹ các giống dưa lưới Nhật Bản đòi hỏi canh tác trong môi trường kiểm soát nghiêm ngặt về nước, dinh dưỡng, ánh sáng và nhiệt độ. Cây được gieo trồng 100% trong giá thể, trong suốt vòng đời 65 ngày, cây được nuôi dưỡng, chăm sóc trong hệ thống nhà màng. Đặc biệt, nhà màng sản xuất dưa lưới được thiết kế đặc biệt bảo đảm các điều kiện tối ưu cho cây. Giai đoạn đầu hạt giống được gieo trong nhà ươm chuyên dụng sử dụng công nghệ mái cắt nắng và tưới phun sương tự động. Giai đoạn tiếp theo cây con được chuyển sang trồng trong nhà màng Ginegar có khả năng ngăn côn trùng, sâu bệnh, ánh sáng khuếch tán đồng đều, chống sương nhỏ giọt, giảm sinh nấm bệnh. Nhà màng có hệ thống quạt thông gió tùy chỉnh ẩm độ, nhiệt độ, hệ thống đèn thích hợp điều chỉnh ánh sáng và hệ thống cung cấp dinh dưỡng được quản lý bằng công nghệ cao, kết nối với điện thoại Smart phone điều chỉnh được chuẩn xác chi tiết đến từng để tạo ra sản phẩm đồng nhất với tỷ lệ quả loại 1 trên 90%. Hiện nay vùng sản xuất mới được hình thành trên 2ha, cho năng suất 150-200 tấn/năm, sắp tới công ty sẽ mở rộng vùng sản xuất lên 7ha để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của Thủ đô cũng như trong nước và nước ngoài.

Trên mỗi sản phẩm có tem nhãn truy xuất nguồn gốc rõ ràng, sản phẩm dưa lưới đảm bảo độ tươi, sạch và không sử dụng chất bảo quản, thu hoạch xong được đóng gói xuất đi trong ngày. Công ty còn có nhà sơ chế, kho lạnh để duy trì độ tươi, tự nhiên khi xuất ra thị trường. Dự kiến mỗi năm công ty xuất ra thị trường khoảng 200-300 tấn dưa lưới đảm bảo an toàn thực phẩm cho các siêu thị lớn như: Big C, CoopMart, Vinmart, Aeon, các chuỗi cửa hàng rau quả cao cấp; hay sẽ thâm nhập những thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ và thị trường châu Âu rất nhiều tiềm năng; làm các sản phẩm đóng hộp, nước ép để mọi người đón nhận sản phẩm được nhiều hơn.

Theo Thiện Tâm/thanglong.chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập149
  • Hôm nay32,741
  • Tháng hiện tại52,864
  • Tổng lượt truy cập91,226,593
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây