Học tập đạo đức HCM

Bước tiến nông thôn mới ở một huyện ven biển

Chủ nhật - 13/12/2020 21:05
Huyện ven biển Tiền Hải có địa thế thuận lợi và giàu tiềm năng phát triển, giao thông thuận tiện với 01 tuyến đường quốc lộ chạy qua; có bề dày truyền thống cách mạng.

Huyện Tiền Hải (Thái Bình) có 34 xã và 1 thị trấn, nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, tương đối bằng phẳng, chia thành nhiều tiểu vùng khác nhau tạo nên những vùng canh tác đặc trưng. Đất đai nhờ quá trình bồi đắp phù sa của sông Hồng, sông Trà Lý, thuận lợi phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lúa nước và cây rau màu.

Nông thôn thay đổi trông thấy

Thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU của Tỉnh ủy Thái Bình về xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 nền kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng ổn định.

Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2015 -2019 (giá so sánh 2010) trên 13%/năm, trong đó đó trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,86%/năm; sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng 21%/năm; dịch vụ tăng 7,84%/năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt 45,7 triệu đồng/năm.

Mặc dù ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản bị ảnh hưởng  của thiên tai, dịch bệnh, song vẫn đạt kết quả toàn diện cả 3 lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Giá trị sản xuất tăng bình quân 5 năm đạt 3,86%/năm.

Cơ cấu giống lúa chuyển dịch tích cực, giống lúa chất lượng cao hàng năm duy trì trên 45% diện tích, đảm bảo lịch thời vụ; năng suất lúa trên 129 tạ/ha/năm, sản lượng thóc đạt trên 131.500 tấn/năm; duy trì 30 cánh đồng mẫu, có 18 xã có ký hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ mở ra triển vọng mới sản xuất lúa hàng hóa.

Sản xuất vụ đông chuyển đổi mạnh mẽ sang sản xuất hàng hoá, mở rộng diện tích cây trồng có giá trị kinh tế cao, có hợp đồng bao tiêu sản phẩm, diện tích cây màu vụ đông đạt trên 3.760 ha (tăng 60 ha so với năm 2015).

Chăn nuôi tiếp tục phát triển ổn định, chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại. Duy trì tổng đàn gia súc trên 120 ngàn con; tổng đàn gia cầm bình quân 1,2 triệu con. Chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại với  57 trang trại, gia trại, trong đó có 47 trang trại đạt tiêu chuẩn của Bộ NN- PTNT. 

Sản xuất thủy sản phát triển mạnh cả nuôi trồng, khai thác và dịch vụ. Nuôi trồng tăng dần diện tích nuôi thâm canh và công nghệ cao, giảm dần quảng canh. Hình thành các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ cao. 

Các chế độ, chính sách về an sinh xã hội được thực hiện đồng bộ, bảo đảm đúng, đủ, kịp thời. Năm 2018 Tiền Hải còn 3,02% hộ nghèo (giảm 0,66%). Chất lượng giáo dục, đào tạo luôn được duy trì, đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; phổ cập giáo dục tiểu học, THCS đạt mức độ 3, xoá mù chữ đạt mức độ 2. Hệ thống khám chữa bệnh tăng cường cả về vật chất và đội ngũ cán bộ y tế.

Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” gắn với xây dựng NTM cùng với các phong trào khác được phát động, triển khai sâu rộng và được các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng, khơi dậy tinh thần đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo, chung sức xây dựng NTM.

Các cấp, các ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở tập trung cao triển khai tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia giữ gìn, đảm bảo vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp. Hoạt động thu gom rác thải, làm vệ sinh môi trường nông thôn với sự tham gia của cộng đồng được tổ chức tốt.

Ngày 2/01/2020, đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư trao Bằng công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới cho lãnh đạo huyện Tiền Hải.

Ngày 2/01/2020, đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư trao Bằng công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới cho lãnh đạo huyện Tiền Hải.

Năm 2013 huyện Tiền Hải mới có 4 xã đạt chuẩn NTM thì năm 2014 có 9 xã đạt chuẩn, năm 2015 thêm 10 xã, năm 2016 thêm 03 xã, năm 2017 thêm 01 xã, cuối năm 2018 và đầu năm 2019 thêm 07 xã. Đến nay, toàn huyện có 34/34 xã được UBND tỉnh Thái Bình công nhận đạt chuẩn NTM, tỷ lệ 100%.

Huy động nguồn lực đạt kết quả cao

Kết quả huy động các nguồn lực thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2011-2019 từ nguồn vốn ngân sách, vốn lồng ghép, vốn tín dụng, vốn doanh nghiệp, cộng đồng dân cư đóng góp, nguồn khác (bao gồm cả bằng tiền và ngày công, xi măng tỉnh hỗ trợ quy ra tiền, hiến đất, tài sản) là 2.249,09 tỷ đồng, trong đó riêng huy động nhân dân đóng góp và các nguồn khác là 814,26 tỷ đồng, chiếm 36,4%.

Nguồn vốn do ngân sách Trung ương và tỉnh đầu tư, hỗ trợ được huyện Tiền Hải phân bổ, quản lý, sử dụng đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng mục đích, đúng đối tượng. Nguồn vốn ngân sách cấp huyện tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng, hoàn thiện các tiêu chí về trường học, giao thông, sân vận động, nhà văn hóa xã, thôn, trạm y tế và đầu tư sản xuất.

Nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, huyện đã chỉ đạo chủ đầu tư tập trung triển khai có trọng tâm, trọng điểm, trong đó ưu tiên công trình phục vụ phát triển sản xuất, dân sinh thiết yếu như nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn, trường học, giao thông và trạm y tế, …

Đối với nguồn vốn do dân đóng góp, việc huy động thực hiện đúng quy định, không áp đặt với phương châm dân biết, dân làm, dân đóng góp, dân kiểm tra, dân hưởng lợi. Về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng NTM, chiếu theo Hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì ở Tiền Hải không có nợ đọng xây dựng cơ bản.

Điểm sáng trong xây dựng NTM ở huyện ven biển Tiền Hải là hạ tầng giao thông. Năm 2010, các trục thôn, xóm phần lớn đều không đạt bề rộng theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông- Vận tải; các trục liên xã, do xây dựng từ những năm cuối thập niên 90 đã xuống cấp; giao thông nội đồng phần lớn là đường đất, kết hợp làm bờ kênh mương, bề rộng chưa đáp ứng yêu cầu cơ giới hoá. 

Trước khi tham gia xây dựng NTM, toàn huyện mới có 12,2km đường trục chính nội đồng được cứng hóa (đạt 5,0%).

Nhờ xây dựng NTM, giai đoạn 2010 - 2019 các tuyến đường trục xã, trục thôn xóm, ngõ xóm được làm mới, cải tạo, nâng cấp là 1.093,4 km. Trong đó có 120,2 km đường trục xã; 185,6 km đường giao thông nội đồng; 287,7 km; 870,78km đường trục thôn, đường nhánh cấp 1 trục thôn cải tạo, nâng cấp cơ bản cầu, cống dân sinh. 100% số km đường thôn/xóm được cứng hóa đảm bảo không lầy lội vào mùa mưa.

Theo đánh giá thì cả 34/34 xã trên địa bàn huyện đạt chuẩn tiêu chí đường giao thông theo quy định tại Quyết định số 1980/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Nông thôn huyện Tiền Hải đổi thay đáng kinh ngạc, nhất là hạ tầng giao thông, vệ sinh môi trường, kiến trúc cảnh quan nông thôn.

Nông thôn huyện Tiền Hải đổi thay đáng kinh ngạc, nhất là hạ tầng giao thông, vệ sinh môi trường, kiến trúc cảnh quan nông thôn.

Mục tiêu của Tiền Hải đến hết năm 2020 huyện có 8 xã NTM nâng cao. Mỗi xã ngoài việc nâng cao chất lượng toàn diện các tiêu chí, phải xây dựng được một số hình mẫu tiêu biểu về tổ chức sản xuất, bảo vệ môi trường, hoạt động văn hóa, xã hội, giữ gìn an ninh trật tự,…

Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch đạt cao

Toàn huyện có 5 nhà máy nước sạch tập trung, gồm Nhà máy nước tại xã Đông Trung công suất 10.500 m3/ngày đêm, Nhà máy nước tại xã Nam Chính công suất 12.000 m3, Nhà máy nước tại thị trấn Tiền Hải công suất 6.000 m3, Nhà máy nước tại xã Vũ Lăng công suất 1.200 m3, Nhà máy nước tại xã Nam Trung công suất 3.000 m3 và 7 trạm cấp nước sạch trên địa các xã Tây Tiến, Nam Cường, Đông Trà, Đông Minh, Vân Trường, Vũ Lăng, Nam Thịnh.

Toàn huyện có 69.351/69.351 hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh; trong đó có 67.409 hộ dân sử dụng nước máy đảm bảo vệ sinh, đạt 97,2%; 1.942 hộ dân dùng nước mưa và nước giếng đã qua lắng lọc đảm bảo hợp vệ sinh, đạt 2,8%.

Toàn huyện có 100% số hộ gia đình có nhà tiêu, nhà tắm hợp vệ sinh, có bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch.

 Theo Thúy Cải/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/buoc-tien-nong-thon-moi-o-mot-huyen-ven-bien-d279555.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập153
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm152
  • Hôm nay34,561
  • Tháng hiện tại983,733
  • Tổng lượt truy cập91,047,126
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây