Học tập đạo đức HCM

OCOP tạo đà phát triển du lịch cộng đồng Nghệ An

Chủ nhật - 13/12/2020 21:02
Mô hình du lịch cộng đồng đang phát triển nhanh tại miền Tây Nghệ An, nhiều huyện xem đây là sản phẩm đặc thù trong chương trình “Mỗi xã một sản phẩm – OCOP”.
Mô hình du lịch cộng đồng tại bản Nưa mang đậm nét văn hóa truyền thống. Ảnh: VK.

Mô hình du lịch cộng đồng tại bản Nưa mang đậm nét văn hóa truyền thống. Ảnh: VK.

Có nền tảng văn hóa, lịch sử, lại giàu bản sắc dân tộc, hiển nhiên huyện Con Cuông (Nghệ An) sở hữu tiềm năng to lớn trong quá trình phát triển mô hình du lịch cộng đồng.

Hiểu rõ thế mạnh, các cấp chính quyền huyện nhà đã chủ động nắm bắt thời cơ, tiến tới xây dựng kế hoạch nhằm sớm cụ thể hóa mục tiêu. Dẫu biết con đường phía trước còn lắm chông gai, nhưng với thành quả thu về khi ưu tiên phát triển mô hình gắn với chương trình “Mỗi xã một sản phẩm – OCOP” quả thực bước khởi điểm rất khả quan.

Trên thực tế chương trình này hướng đến giá trị bền vững, do đó sự tác động không đến tức thì mà được bồi đắp từ ngày này qua tháng khác. Thực chất muốn phát huy tối đa giá trị tinh thần “Ocop” nhất thiết không được nóng vội, ngược lại phải kiên trì gỡ khó, từng bước từng bước một.

Thực khách sẽ được trải nghiệm, hòa mình vào cuộc sống thường ngày của đồng bào. Ảnh: VK.

Thực khách sẽ được trải nghiệm, hòa mình vào cuộc sống thường ngày của đồng bào. Ảnh: VK.

Lấy bản Nưa, xã Yên Khê làm ví dụ. Trước khi có khái niệm OCOP, mọi thứ cơ bản chỉ ở dạng sơ khai, mạnh ai nấy làm là chính. Nay chương trình hòa vào cuộc sống, ai nấy đều tỏ rõ tinh thần trách nhiệm cao, tất cả vì mục tiêu “cộng đồng” đúng nghĩa.

Là người trong cuộc, các thành viên trong nhóm hiểu rõ hơn ai hết giá trị cốt lõi mà chương trình mang lại. Chính họ đã tự làm mới mình bằng thái độ cởi mở, sự cầu thị, sự hiểu biết xen lẫn những giá trị đặc thù không hề mai một.

Trưởng nhóm, chị Lô Thị Hoa chia sẻ, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình kinh doanh, nhưng nhờ chủ động phương án nên thách thức dần được đẩy lùi. Khi dịch lắng xuống cũng là lúc tất tả với guồng quay thường nhật, từ đầu làng đến cuối ngõ tiếng người cười nói, rộn ràng không ngớt.

“Kinh doanh dịch vụ khó tránh khỏi những lúc khó khăn, nhất là với mô hình du lịch cộng đồng mang nhiều nét đặc thù. Xác định đây là hướng phát triển dài lâu nên các thành viên đều giữ vững niềm tin, cứ thế áp lực dần được giảm tải. Lấy cái tâm phục vụ, chúng tôi tin tưởng sẽ tạo dựng được niềm tin vững chắc nơi khách hàng”.

Qua tìm hiểu, tại bản Nưa hiện có 3 mô hình Homestay do dự án JICA (Nhật Bản) tài trợ từ năm 2011, mỗi cơ sở đều có thể đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho 30 - 40 khách lưu trú qua đêm cùng lúc, rất tiện lợi.

Trưởng nhóm du lịch cộng đồng bản Nưa, chị Lô Thị Hoa tin tưởng mô hình du lịch cộng đồng là hướng đi phù hợp với điều kiện thực tế. Ảnh: VK.

Trưởng nhóm du lịch cộng đồng bản Nưa, chị Lô Thị Hoa tin tưởng mô hình du lịch cộng đồng là hướng đi phù hợp với điều kiện thực tế. Ảnh: VK.

Trong số này, Homestay của gia đình chị Hoa được thiết kế dạng nhà sàn truyền thống. Nhà được bài trí giản đơn, mỗi vật dụng đều bật lên chất truyền thống của đồng bào Thái. Vườn nhà được gia chủ trồng đủ loại rau xanh, kết hợp một số cây ăn quả. Ngoài ra, công trình vệ sinh, hệ thống nước sinh hoạt… cơ bản được trang bị, xây dựng khang trang, kiên cố.

Chị Hòa hồ hởi chia sẻ, đến bản Nưa du khách được trải nghiệm, hòa mình vào cuộc sống thường ngày của đồng bào Thái. Được cấy lúa, nơm cá dưới khe, thưởng thức những món dân dã (lợn đen, gà thả đồi, rau rừng, rượu cần…) bình dị, mộc mạc thôi nhưng đầy lôi cuốn.

Mỗi năm nhóm du lịch cộng đồng bản Nưa đón trên dưới 3.000 lượt khách trong và ngoài nước, con số này góp phần quan trọng giải quyết nhu cầu việc làm cho người dân bản địa. Mức thu nhập bình quân của thành viên trong nhóm du lịch cộng đồng rất khá, dao động quanh mức 4 triệu đồng/người/tháng, ổn định hơn nhiều so với trước kia.

Nhìn rộng ra, toàn huyện Con Cuông hiện có 3 bản làm du lịch cộng đồng Homestay với gần 100 hộ tham gia. Đáng chú ý có 2 điểm được công nhận sản phẩm OCOP hạng 4 sao, ngoài bản Nữa còn có bản Khe Rạn, xã Bồng Khê.

Theo Việt Khánh/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/ocop-tao-da-phat-trien-du-lich-cong-dong-nghe-an-d279537.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập44
  • Hôm nay34,561
  • Tháng hiện tại983,592
  • Tổng lượt truy cập91,046,985
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây