Học tập đạo đức HCM

'Cần tổ chức sản xuất bình thường, tránh tâm lý cực đoan thái quá'

Thứ hai - 19/07/2021 18:30
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng cần một kế hoạch tổng thể để ngành nông nghiệp hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng năm 2021 mà Chính phủ đã giao.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến tin ngành nông nghiệp sẽ giải quyết được các khó khăn do dịch Covid-19 gây ra. Ảnh: Bảo Thắng.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến tin ngành nông nghiệp sẽ giải quyết được các khó khăn do dịch Covid-19 gây ra. Ảnh: Bảo Thắng.

Thưa ông, vấn đề nổi cộm nhất tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 là gì?

Ngành nông nghiệp hiện đảm bảo được yếu tố quan trọng nhất là sản xuất, chủ động được nguồn cung ứng nông sản. Kinh nghiệm thực tế từ Hà Nội hồi năm 2020 cho thấy, chỉ sau vài ngày, với sự vào cuộc của Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc, chúng ta đã đảm bảo được 300% lượng cung thực phẩm, với các kênh phân phối dồi dào tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại và cả những sàn thương mại điện tử.

Vấn đề hiện tại ở các tỉnh phía Nam, chủ yếu là lưu thông, phân phối nông sản. Chúng ta cần hệ thống phân phối mang tính đồng bộ, như đã làm trong vụ vải thiều năm nay. Sản lượng dự báo là 250.000 tấn, nhưng thực tế lên tới hơn 300.000 tấn. Tuy nhiên, Bộ NN-PTNT đã phối hợp chặt chẽ với các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, cùng Bộ, ban, ngành liên quan, đảm bảo tiêu thụ hết số lượng vải trong thời gian ngắn.

Có thông tin, là giá rau, quả, thực phẩm ở TP. HCM và một số nơi bị thiếu hụt cục bộ, giá bị đẩy lên cao. Tuy nhiên, nhiều tỉnh khác, nông sản lại không tìm được đầu ra. Bộ NN-PTNT đã có giải pháp gì để xử lý vấn đề này?

Đây là một vấn đề lớn, cần một giải pháp đồng bộ từ trên xuống dưới. Để giải quyết dứt điểm, chúng ta cần tạo ra những luồng xanh đưa nông sản trực tiếp từ vùng sản xuất tới nơi tiêu thụ. Giờ luồng xanh đã phát triển rộng khắp trên toàn quốc, cả đường bộ lẫn giao thông thủy nội địa. Như đợt dịch này ở TP.HCM, nhiều nông sản đã được chuyển đến bằng đường thủy.

Điều quan trọng, là các tỉnh, thành phố phải thống nhất với nhau, không để ùn, ừ cục bộ. Tất cả phải hành động theo phương châm, đưa nông sản một cách nhanh nhất tới các kênh tiêu thụ trên toàn quốc, nhưng vẫn phải đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm và dịch bệnh.

Dân số TP. HCM vào khoảng 10 triệu người. Cộng thêm 18 tỉnh phía Nam đang giãn cách xã hội, con số tổng thể là rất lớn. Một luồng xanh trực tiếp cho nông sản là yêu cầu cấp thiết lúc này. Nó vừa giúp người dân yên tâm chống dịch, vừa giảm áp lực cho việc hoàn thành mục tiêu kép của Đảng, Nhà nước, Chính phủ.

Bộ NN-PTNT đã có kế hoạch gì để đảm bảo nguồn cung nông sản cho hiện tại và thời gian sắp tới?

Trước hết, chúng ta cần phân tích chính xác tình hình, phải dựa vào nhu cầu của từng loại nông sản, để đề ra kế hoạch cho các tỉnh cung cấp. Lấy đó làm cơ sở, rồi mới tính đến các kênh phân phối cụ thể, và tìm ra các phương án phòng chống dịch Covid-19 tại từng địa điểm.

Người trồng rau ở Lâm Đồng hiện gặp khó khăn tiêu thụ về TP. HCM. Ảnh: Minh Hậu.

Người trồng rau ở Lâm Đồng hiện gặp khó khăn tiêu thụ về TP. HCM. Ảnh: Minh Hậu.

Dịch Covid-19 bùng phát đã được một năm rưỡi. Bộ NN-PTNT luôn đề cao tính chủ động để giải quyết vấn đề. Chẳng hạn, nếu không chủ động sản xuất ngay từ bây giờ, hai tháng sau, ngành nông nghiệp sẽ rất khó sản xuất nông sản cho vụ kế tiếp. Làm không khéo, không nhanh, không quyết liệt, chúng ta có thể dính vào một loạt vướng mắc. 

Nhiều người phản ánh, rằng các chốt kiểm soát chặt chẽ nhưng thực tế, người dân, doanh nghiệp không bị ngăn cấm việc vận chuyển nông sản cũng như vật tư nông nghiệp. Covid-19 chỉ xảy ra ở một vài khu vực, phần còn lại, chúng ta cần tổ chức sản xuất bình thường, tránh tâm lý cực đoan thái quá.  Tôi tin, nếu địa phương nào thiếu nhân lực, các lực lượng vũ trang hoặc các tổ chức như Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ... sẵn sàng hỗ trợ, đảm bảo tiến độ sản xuất.

Chúng ta đang có một hệ sinh thái nông nghiệp, với 13.500 doanh nghiệp, 34.400 trang trại, 78 liên minh hợp tác xã, 17.500 hợp tác xã, cùng hơn 8,6 triệu nông dân. Với tiềm lực ấy, ngành nông nghiệp đã đạt mức tăng trưởng kỷ lục 3,84% trong 6 tháng đầu năm 2021, và không lý gì không thể giải quyết những khó khăn trước mắt.

Xin cảm ơn Thứ trưởng!

Theo Bảo Thắng - Đức Minh/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/can-to-chuc-san-xuat-binh-thuong-tranh-tam-ly-cuc-doan-thai-qua-d297379.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập142
  • Hôm nay34,561
  • Tháng hiện tại992,260
  • Tổng lượt truy cập91,055,653
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây