Học tập đạo đức HCM

ĐBSCL: Canh tác lúa tiên tiến giảm lượng giống gieo sạ

Thứ tư - 02/06/2021 22:49
Sản xuất lúa ở ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu bằng việc giảm lượng giống gieo sạ là một trong các giải pháp kỹ thuật hiệu quả, lợi ích cho nhà nông hiện nay.
Máy cấy lúa giảm lượng giống gieo sạ ở ĐBSCL. Ảnh: HĐ.

Máy cấy lúa giảm lượng giống gieo sạ ở ĐBSCL. Ảnh: HĐ.

Những năm gần đây, ở ĐBSCL thông qua các chương trình khuyến nông, VnSAT triển khai các giải pháp kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến, trên nền tảng “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm” đã chứng minh hiệu quả. Đặc biệt, áp dụng kỹ thuật giảm lượng giống gieo sạ đã giúp tiết kiệm được chi phí đầu tư lúa giống, phân bón và thuốc BVTV. Kết quả chi phí sản xuất giảm, đạt lợi nhuận cao hơn so canh tác lúa theo tập quán cũ.

Ở HTX Đại Lợi, thuộc xã Trường Xuân, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ có nhiều nông dân thành viên theo học các lớp tập huấn kỹ thuật mới trong canh tác lúa với sự hỗ trợ từ chương trình VnSAT TP CầnThơ. Nhờ áp dụng kỹ thuật “3 giảm 3 tăng” qua 2 vụ lúa kiểm chứng, việc gieo sạ thưa cho thấy lúa ít sâu bệnh, giảm lượng phân bón, nhưng lúa vẫn trúng 1-1,3 tấn/công. Chi phí riêng hai khoản thuốc BVTV và phân bón giảm hơn 200.000 đ/công. Trong khi so với lượng giống gieo sạ trước đây 250 kg/ha, hiện nay 60% hộ nông dân thành viên trong HTX thực hành giảm giống còn 110 kg/ha.

Qua khảo sát thực tế, lượng giống gieo bình quân ở ĐBSCL khoảng 150 kg/ha, nhu cầu lượng giống mỗi năm khoảng 600.000 tấn cho khoảng 4 triệu ha. Nếu giảm được lượng giống gieo sạ mỗi vụ dưới 100 kg/ha sẽ là con số ý nghĩa. Trong khi lượng giống gieo sạ ở các tỉnh với miền Bắc: Lúa cấy 35-40 kg/ha, lúa gieo thẳng 45-50 kg/ha, ở khu vực các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên gieo sạ 70-80 kg/ha và khu vực Nam Bộ đang có xu hướng gieo sạ giảm giống còn 70-90 kg/ha.

Theo Cục Trồng trọt, hiện nay hầu hết các tỉnh trong vùng ĐBSCL đều triển khai kế hoạch và thực hiện giảm lượng giống gieo sạ, kết quả cho thấy lượng giống lúa gieo sạ dưới 100 kg/ha đang có chuyển biến tích cực. Lượng giống gieo sạ trên 150 kg/ha có chiều hướng giảm, xu hướng 120 – 130 kg/ha đang được triển khai nhiều tại các tỉnh. Ngoài ra, nhiều mô hình giảm lượng giống gieo sạ xuống còn 80 kg/ha có kết quả tốt và đang được tuyên truyền nhân rộng trong sản xuất.

Qua điều tra của Sở NN-PTNT các tỉnh trong vùng ĐBSCL, hiện có sự chuyển biến về việc giảm lượng giống lúa gieo sạ và giảm mạnh ở mức gieo sạ trên 150 kg/ha, giảm 0,7%. Mức gieo sạ dưới 100 kg/ha, tăng 0,2%. Lượng giống gieo sạ mức từ 100-150 kg/ha tăng 1,7% so với vụ đông xuân năm trước.

Mô hình gieo mạ giảm lượng lúa giống trong sản xuất ở ĐBSCL. Ảnh: HĐ.

Mô hình gieo mạ giảm lượng lúa giống trong sản xuất ở ĐBSCL. Ảnh: HĐ.

Qua phân tích của Cục Trồng trọt, có một số yếu tố hạn chế làm chậm việc thực hiện giảm khối lượng hạt giống lúa gieo sạ hiện nay là việc duy trì tập quán canh tác cũ, chưa thật sự chú tâm trong việc giảm giống của nông dân. Một phần do nông dân nhận thức chưa đầy đủ, chưa mạnh dạn thực hành thật sự quyết liệt theo khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn. Hiệu quả từ các mô hình Khuyến nông Quốc gia, các chương trình nghiên cứu chuyển giao của nhiều cơ quan, đơn vị đã được chứng minh trong thực tế sản xuất nhưng vẫn chưa thật sự trở thành một phong trào rộng khắp.      

Bên cạnh đó, do điều kiện sản xuất khách quan, số lượng máy cấy lúa còn ít do chi phí đầu tư cho máy cấy cao, nhưng thời gian hoạt động trong năm ít làm tăng thời gian khấu hao. Diện tích ruộng lúa chưa bằng phẳng, ruộng không đồng đều nên việc ứng dụng máy cấy lúa còn gặp nhiều khó khăn. Một số đối tượng gây hại như chim, chuột, ốc bươu vàng làm giảm tỷ lệ nảy mầm.

Nguồn tin: Hữu Đức - Minh Đảm/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập127
  • Hôm nay29,815
  • Tháng hiện tại1,077,721
  • Tổng lượt truy cập91,141,114
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây