Chia sẻ khó khăn giữa tâm dịch Covid-19 cùng bà con, trong điều kiện thuận lợi Nafoods dự kiến sẽ thu mua từ 2.000 – 3.000 tấn nguyên liệu vải trong mùa vụ năm 2021.
Toàn bộ số lượng vải sau khi được tập kết đến điểm thu mua của Công ty sẽ được vận chuyển về nhà máy tại Nghệ An để sơ chế và chế biến thành các nhóm sản phẩm gồm: vải cô đặc và nước ép… để xuất khẩu đi thị trường các nước Châu Á, Châu Âu, Bắc Mỹ...
Về phía Nafoods, Công ty xác định sẽ thực hiện song song hai nhiệm vụ trong giai đoạn này. Cụ thể, một mặt sẽ tiến hành thu mua vải, đồng hành cùng bà con nông dân vùng nguyên liệu vải tỉnh Bắc Giang mặt khác sẽ phối hợp với cơ quan chức năng tiến hành kiểm soát dịch bệnh: Đảm bảo An toàn Nhân lực, An toàn Nguyên liệu, An toàn Sản phẩm.
Theo đó, đối với cán bộ chuyên trách thu mua, trước khi thực hiện nhiệm vụ tại Bắc Giang đã được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng, trang thiết bị bảo hộ chủ động phòng dịch khi tiếp xúc trực tiếp với bà con trong quá trình thu mua.
Đối với nguyên liệu vải, Công ty có quy trình kiểm soát chặt chẽ về an toàn chất lượng từ khâu đầu vào đến đầu ra. Hoạt động thu mua và sản xuất ở điểm thu mua, nhà máy sản xuất được các bộ phận trực tiếp được yêu cầu siết chặt tuân thủ quy định 5K của Bộ y tế đã đưa ra.
Theo cán bộ chuyên trách thu mua của Nafoods có mặt tại Bắc Giang cho biết, hiện tại công tác thu mua vẫn đang diễn ra theo đúng quy trình. Với tinh thần đồng hành cùng bà con nông dân tháo gỡ phần nào tình trạng khó khăn giữa tâm dịch Covid -19; Nafoods sẽ duy trì ổn định hoạt động thu mua tại địa phương đến cuối vụ, cố gắng hạn chế tình trạng nguyên liệu không có đầu ra.
Hi vọng rằng, việc liên kết và có mặt sớm của Nafoods sẽ là cách làm hiệu quả, giúp ổn định đầu ra của quả Vải cho bà con nông dân
Chỉ đạo tại phiên giao ban định kỳ tháng 5/2021, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Nafoods Group và bà Diệp Thị Mỹ Hảo – Tổng Giám đốc công ty thống nhất chủ trương: Trong giai đoạn tháng 5-6/2021, tất cả các phòng kinh doanh tích cực tìm kiếm khách hàng, khai thác nhu cầu và phát triển thị trường để tăng số lượng các đơn hàng vải. Bộ phận sản xuất nhanh chóng lên kế hoạch phù hợp để nâng công suất dây chuyền, tăng ca, chuẩn bị sẵn sàng hệ thống kho bãi để chủ động lưu kho đảm bảo chất lượng sản phẩm vải tốt nhất.
Nguồn tin: Thu Hải/nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã