Học tập đạo đức HCM

Gáo trắng, cây lâm nghiệp tiềm năng của Tuyên Quang

Chủ nhật - 13/06/2021 07:31
Cây gáo trắng đang là cây trồng tiềm năng để thúc đẩy ngành kinh tế lâm nghiệp vốn được xem là thế mạnh nổi bật của tỉnh Tuyên Quang.
Cây gáo trắng đang được nghiên cứu và đưa vào trồng thử nghiệm tại đất rừng ở Tuyên Quang. Ảnh: Đào Thanh.

Cây gáo trắng đang được nghiên cứu và đưa vào trồng thử nghiệm tại đất rừng ở Tuyên Quang. Ảnh: Đào Thanh.

Cây gáo trắng được đưa vào trồng thử nghiệm đi đôi với nghiên cứu do Sở KH-CN tỉnh Tuyên Quang triển khai thực hiện đề tài: Nghiên cứu nhân giống bằng hạt và thử nghiệm trồng rừng theo hướng tập trung cây gáo trắng bản địa (Neolamarckia cadamba). Giai đoạn 1 thực hiện đề tài từ tháng 1/2020 đến 12/2021.

Để nghiên cứu tiềm năng sinh trưởng và khả năng thích nghi của cây gáo trắng, Sở KH-CN tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Công ty TNHH Lâm nghiệp Tuyên Bình tổ chức gieo ươm tại vườn ươm của công ty 52.000 cây giống từ hạt xuất vườn, kết quả có 50.000 cây sống và phát triển. Trong số này có 14.800 cây phục vụ thử nghiệm trồng rừng tập trung của đề tài; 35.200 cây cung cấp ra thị trường.

Ông Bùi Thu Thủy, Phó Giám đốc Công ty TNHH Lâm nghiệp Tuyên Bình cho biết, công ty đã tổ chức trồng khảo nghiệm tập trung 9 ha cây gáo trắng ở hai mật độ, gồm 5,5 ha mật độ 1.600 cây/ha và 3,5 ha mật độ 1.330 cây/ha. Địa điểm thực hiện trồng tại các lô của Đội lâm nghiệp Doàng, xã Kiến Thiết, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Đây cũng là địa phương có mật độ cây gáo trắng sinh trưởng và phát triển khá lớn trong tự nhiên.

Sau hơn 1 năm trồng, cây gáo trắng phát triển tương đối tốt với chiều cao trung bình từ 2 đến 3m. Ảnh: Đào Thanh.

Sau hơn 1 năm trồng, cây gáo trắng phát triển tương đối tốt với chiều cao trung bình từ 2 đến 3m. Ảnh: Đào Thanh.

Kết quả, sau hơn 1 năm trồng thử nghiệm, tại mô hình mật độ 1.600 cây/ha, cây sinh trưởng phát triển tốt; đường kính gốc bình quân đạt 4,5 cm; chiều cao vút ngọn bình quân đạt 2,5m. Tại mô hình mật độ 1.330 cây/ha, cây sinh trưởng phát triển tốt. Đường kính gốc bình quân đạt 5,0 cm; chiều cao vút ngọn bình quân đạt 2,3 m.

Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu cũng gặp một số khó khăn nhất định như: Hạt để gieo ươm cây gáo trắng quá nhỏ, khi cây trong giai đoạn nẩy mầm thường rất yếu nên phải che chắn tốt nếu không sẽ rất dễ chết yểu. Điều kiện lý tưởng nhất để loài cây này phát triển là trên vùng đất có độ ẩm tốt, những diện tích đất khô cằn cây trồng chậm phát triển...

So với cây keo, loài cây đang được trồng phổ biến trên đất rừng Tuyên Quang thì cây gáo trắng có thời gian sinh trưởng, phát triển và cho thu hoạch là 6 đến 8 năm, tương đương với cây keo. Cây gáo trắng có thân thẳng đứng, gỗ vàng nhạt kết cấu đều, sợi thô và dài, không có mùi vị đặc trưng, dễ chế biến, khô nhanh, không dễ nứt, tính năng bám sơn tốt. Gỗ gáo dùng để sản xuất đồ gia dụng, thùng xe, trang trí kiến trúc, là nguyên liệu tốt để làm ván sợi nhân tạo, ván MDF, bột giấy...

Cây gáo tráng đang là cây trồng có nhiều tiềm năng đưa vào trồng đại trà tại các cánh rừng của tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Đào Thanh.

Cây gáo tráng đang là cây trồng có nhiều tiềm năng đưa vào trồng đại trà tại các cánh rừng của tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Đào Thanh.

Ông Nguyễn Đại Thành, Giám đốc Sở KH-CN tỉnh Tuyên Quang cho biết, việc nghiên cứu mô hình trồng rừng theo hướng tập trung đối với loài cây gáo trắng bản địa nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng, đề xuất biện pháp kỹ thuật để áp dụng sản xuất đại trà.
Mô hình triển khai thành công sẽ giúp bổ sung cơ cấu trồng rừng cây bản địa, gỗ lớn, có triển vọng đem lại hiệu quả kinh tế cao phục vụ trồng rừng sản xuất tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Tuyên Bình và khu vực lân cận; chủ động nguồn giống phục vụ sản xuất, kinh doanh, xây dựng hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cây giống.

Sản phẩm cây gáo trắng giống và gỗ sẽ được tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài tỉnh, đáp ứng nhu cầu gỗ chế biến cho các công ty như: Công ty Cổ phần giấy An Hòa, Công ty Woodland, cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh, các xưởng gỗ ván bóc...

Tỉnh Tuyên Quang là địa phương có tỷ lệ che phủ rừng đứng thứ 3 cả nước. Cùng với diện tích rừng tự nhiên, toàn tỉnh có trên 140.700 ha diện tích rừng trồng gỗ nguyên liệu, chủ yếu là cây keo, bạch đàn.

Tuy nhiên trong thời gian gần đây, do trồng và khai thác trong nhiều chu kỳ liên tiếp nên một số diện tích rừng keo của tỉnh xuất hiện tình trạng nấm bệnh. Việc nghiên cứu thành công giống cây gáo trắng sẽ mở ra lựa chọn cho người trồng rừng loài cây trồng mới để đảo chu kỳ thay thế diện tích rừng đã thâm canh cây keo, bạch đàn quá lâu. 

Theo Đào Thanh/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/gao-trang-cay-lam-nghiep-tiem-nang-cua-tuyen-quang-d293715.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập117
  • Hôm nay28,927
  • Tháng hiện tại896,438
  • Tổng lượt truy cập90,959,831
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây