Học tập đạo đức HCM

Hà Tĩnh: Loài côn trùng khá hung dữ này tới mùa bay vèo vèo, dân ra bìa rừng bắt về để làm gì?

Thứ tư - 03/03/2021 01:17
Những người đàn ông sống ở khu vực đồi núi tỉnh Hà Tĩnh rủ nhau mang những chiếc chang vào rừng để bắt những đàn ong rừng mang về nhà nuôi lấy mật. Công việc vừa thỏa mãn niền đam mê nuôi ong rừng vừa mang lại thu nhập cho gia đình.

Đến đầu tháng 8, mọt số người dân sống ở các xã gần rừng giáp biên giới Việt - Lào tại các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang...của tỉnh Hà Tĩnh lại mang theo "đồ nghề" đi dọc các tuyến đường núi để bắt ong rừng về nuôi. 

Một người thợ, mỗi mùa bắt ong rừng có thể bắt được vài tổ đến vài chục tổ ong rừng.

Loài ong rừng được người dân đi tìm bắt hằng năm đó là ong ruồi.

Theo chân những người chỉ trông đến mùa là mang đồ nghề đi bắt con này đem về nuôi - Ảnh 2.

Những người thợ đi bắt ong ngồi chờ đợi đàn ong rừng bay về chang ong của mình.

Dọc các tuyến đường ở bìa rừng, từng nhóm khoảng 2 - 4 người mang theo những chiếc chang ong. Họ đi tìm ở các cột điện, những thân cây cao... nơi có những chú ong trinh sát đi tìm tổ cho đàn bay đến để treo những chiếc chang ong lên để dụ đàn ong.

"Đồ nghề" của họ khá đơn giản: Là những chiếc chang ong, chiếc vợt được làm từ tấm vải mỏng, hoặc vải mùng, chai nước uống và thức ăn…

Chang ong là vật dụng dài từ 50 - 60cm, được làm từ những thân cây được làm rỗng ruột. Hai đầu được bọc kín và được đục vài lỗ nhỏ để con ong có thể chui ra chui vào.

Nghề săn ong rừng không kể độ tuổi, có những người chưa đến 30 tuổi, cũng có người đã ngoài 70 tuổi. Đến mùa họ lại gặp nhau ở những điểm bắt ong.

Theo những người chuyên đi bắt ong, mùa săn ong rừng bắt đầu từ khoảng đầu tháng 8 đến tháng 12, khi thời tiết giao mùa.

Lúc này, mùa đông giữa đại ngàn rất lạnh nên đàn ong rừng phải di chuyển về bìa rừng kiếm những nơi ấm áp để làm tổ. Nơi chúng tìm đến thường là những chiếc lỗ ở những hàng cột điện ven đường, những bọng cây hay những tảng đá khuất gió để trú ngụ.

Theo chân những người chỉ trông đến mùa là mang đồ nghề đi bắt con này đem về nuôi - Ảnh 3.

Những người thợ ở các huyện miền núi tỉnh Hà Tĩnh rong ruổi trên đường để tìm bắt ong rừng.

Ông Nguyễn Thanh Xuân, trú tại xã Hương Xuân (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) chia sẻ với DANVIET.VN: "Muốn bắt được ong rừng, đòi hỏi người thợ phải có kỹ thuật, cái chang phải chuẩn. Nghĩa là chiếc chang đó đã từng có ong ở để làm chang mồi thì ong trinh sát mới vào thăm dò. Và đặc biệt là phải có sự may mắn, cái duyên của người thợ bắt ong nữa".

Trong nhóm thợ bắt ong rừng mà phóng viên DANVIET.VN gặp lần này, ông Xuân là người đã có thâm niên hơn 20 năm làm nghề bắt ong. Mỗi mùa, ít thì ông bắt được 10 tổ ong rừng. Cũng có năm ông bắt được vài chục tổ ong rừng.

Theo chân những người chỉ trông đến mùa là mang đồ nghề đi bắt con này đem về nuôi - Ảnh 4.

Đồ nghề của những người thợ đi bắt ong.

Ông Phạm Chinh - Một người thường xuyên đi bắt ong rừng chia sẻ: Có những hôm đi cả ngày mà không bắt được tổ nào. Nhưng cũng có những hôm, mới treo chang lên vài chục phút là bắt được hai tổ rồi.

Theo chân những người chỉ trông đến mùa là mang đồ nghề đi bắt con này đem về nuôi - Ảnh 5.

Những người thợ treo chang ong mồi trên những cây cột điện để dụ đàn ong.

Ông Lê Hữu Thắng, một người thợ bắt ong rừng tại huyện Hương Khê cho DANVIET.VN biết: Đi bắt ong cũng là một đam mê, hằng năm cứ trông đến mùa để đi bắt ong. Khi bắt được ong rừng rồi thì tôi thường đem về nuôi sau đó chia đàn (san tổ). Ong rừng này rất dễ nuôi, người nuôi không phải mất công cho ăn, lại nhanh cho mật.

Khi người thợ tìm được chỗ những con ong rừng trinh sát bay đến thăm dò để tìm tổ, họ sẽ treo hoặc để những chiếc chang mồi ở đó.

Theo chân những người chỉ trông đến mùa là mang đồ nghề đi bắt con này đem về nuôi - Ảnh 6.

Chờ đợi ong trinh sát chui vào chang ong để thăm dò.

Những con ong trinh sát này sẽ bay đến tìm chỗ chui vào chang mồi, hoặc những người đi bắt ong sẽ bắt ong trinh sát bỏ vào chang.

Sau khi tìm hiểu chang xong, nếu con ong trinh sát thấy thích chiếc chang này, nó sẽ bay về tổ cũ báo cho ong thợ để chúng đến kiểm tra một lần nữa. Nếu chúng thích cái tổ mới này, nó sẽ kéo nhau về và đưa cả đàn ong đến. Lúc này, người thợ chỉ việc bịt kín lỗ nhỏ ở trên chang và đưa đàn ong về nuôi.

Nếu không thích chiếc chang ong này, những con ong trinh sát sẽ bay đi tìm những nơi khác.

Theo chân những người chỉ trông đến mùa là mang đồ nghề đi bắt con này đem về nuôi - Ảnh 7.

Những chiếc chang được người thợ mang theo để đi bắt ong rừng.

Theo những người chuyên đi bắt ong rừng, thời gian từ khi con ong trinh sát đi thăm dò đến lúc nó kéo đàn đến tổ mới khoảng 15 - 30 phút.

Sau 30 phút từ khi ong trinh sát rời đi mà không kéo đàn quay lại, có nghĩ là chúng không thích chiếc tổ mới này. Những người thợ đi bắt ong lại di chuyển đến những nơi khác để dụ những đàn ong mới.

Sau khi bắt ong rừng về khoảng 1 tháng đến 1,5 tháng, những đàn ong này đã cho mật. Mỗi tổ ong rừng chúng cho vài lít mật, một lít mật ong rừng cũng bán được 400.000 - 500.000 đồng.

Còn tổ ong rừng, nếu bắt được mà bán ngay với giá 300.000 - 500.000. Nhưng những người đi bắt ong rừng này thường ít khi bán.

Theo chân những người chỉ trông đến mùa là mang đồ nghề đi bắt con này đem về nuôi - Ảnh 8.

Nếu con ong trinh sát không tự chui vào chang ong mồi thì người đi bắt ong sẽ bắt nó để nhốt vào chang ong.

Sau một thời gian nuôi, mỗi tổ ong rừng sẽ được người nuôi san ra thành 2 - 3 tổ mới tùy vào số lượng đàn ong ít hay nhiều. 

Đi bắt ong rừng về nuôi vừa thỏa mãn được đam mê nuôi ong rừng vừa mang lại thu nhập khá cho người dân. Do vậy, những người thợ bắt ong rừng ở tỉnh Hà Tĩnh chỉ mong đến mùa là mang "đồ nghề" vào rừng.

Theo Nguyễn Duyên/danviet.vn
https://danviet.vn/ha-tinh-loai-con-trung-kha-hung-du-nay-toi-mua-bay-veo-veo-dan-ra-bia-rung-bat-ve-de-lam-gi-20210302134543022.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập103
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm101
  • Hôm nay24,098
  • Tháng hiện tại1,037,485
  • Tổng lượt truy cập91,100,878
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây