Hợp tác xã Nông nghiệp Lộc Thuận được thành lập tháng 4 năm 2019, chủ yếu sản xuất và tiêu thụ dừa hữu cơ, bước đầu thu hút được 30 hộ dân ở 2 ấp Lộc Sơn và Lộc Hòa tham gia, với diện tích canh tác 25ha. Quá trình hoạt động, HTX đã được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, các ngành trong huyện, nhất là hỗ trợ quy trình sản xuất dừa theo tiêu chuẩn hữu cơ và hỗ trợ phân bón. HTX thành lập dựa trên “ Dự án phát triển vùng nguyên liệu dừa hữu cơ và xây dựng chuỗi giá trị dừa" của huyện, tập trung khai thác và phát huy tiềm năng diện tích dừa địa phương, để nâng cao giá trị trái dừa, nâng cao thu nhập cho nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới.
HTX nông nghiệp Lộc Thuận hoạt động theo luật HTX năm 2012, với vốn điều lệ 200 triệu đồng và đến nay HTX hoạt động có lãi. Hàng tháng, HTX tổ chức họp định kỳ để báo cáo kết quả hoạt động, lợi nhuận của từng thành viên và triển khai, định hướng phương án sản xuất kinh doanh phù hợp với thực tế trong thời gian tới. Sau hơn 2 năm hoạt động, hiện HTX đã thu hút được 92 thành viên và nhân rộng diện tích canh tác dừa hữu cơ lên 115ha, chiếm trên 16% diện tích vườn dừa toàn xã. Năm 2020, HTX Nông nghiệp Lộc Thuận đã được UBND tỉnh chọn và đưa vào xây dựng HTX điểm của tỉnh.
Chị Võ Thị Họa Mi - Giám đốc HTX Nông nghiệp Lộc Thuận cho biết: “Thời gian qua, HTX đã linh hoạt ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm dừa với Công ty Chế biến dừa Lương Quới để thu mua dừa hữu cơ của các thành viên với giá hợp lý, sản lương dừa trái được Công ty thu mua bình quân mỗi tháng từ 45.000 trái đến 70.000 trái, giá thu mua cao hơn giá thị trường cùng thời điểm từ 15 ngàn đồng đến 20 ngàn đồng".
Vườn dừa hữu cơ rộng 1,3ha của gia đình ông Nguyễn Phi Hùng. (Ảnh: Thanh Hương)
Theo ông Nguyễn Phi Hùng - ấp Lộc Sơn, xã Lộc Thuận, một trong những thành viên của HTX Nông nghiệp Lộc Thuận có 30 năm trồng dừa, gia đình Ông canh tác được 1,3ha dừa, trước đây, khi chưa tham gia vào HTX, Ông canh tác dừa theo truyền thống, sản lượng cho trái không cao, giá bán không ổn định, thường bị thương lái ép giá, nên hiệu quả kinh tế không cao. Khi xã có chủ trương thành lập HTX Nông nghiệp, Ông đã mạnh dạn đăng ký tham gia, nhờ đó đươc tham gia các lớp tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật cải tạo vườn dừa theo hướng hữu cơ và cho sản lượng trái cao gấp 1,5 lần. Hiện nay, mỗi tháng ông thu hoạch trung bình khoảng 2.000 trái, thu nhập trên 18 triệu đồng".
Chị Võ Thị Họa Mi - Giám đốc HTX nông nghiệp dừa Lộc Thuận cho biết thêm: “Hiện HTX đang được Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn khảo sát, đề xuất danh mục dự án hỗ trợ phát triển HTX trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 gồm 2 hạng mục là xây dựng xưởng sơ chế và hệ thống điện, với tổng kinh phí khoảng 750 triệu đồng và khi 2 hạng mục được xây dựng đưa vào hoạt động sẽ giúp HTX phát huy tích cực hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao cho thành viên".
Có thể thấy, hiệu quả HTX nông nghiệp Lộc Thuận mang lại, đã tạo tiền đề giúp Hợp tác xã tiếp tục duy trì, mở rộng diện tích và thu hút thêm thành viên tham gia, qua đó, mang lại hướng đi hiệu quả trong phát triển kinh tế và góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của địa phương.
Nguồn tin: nongthonmoi.bentre.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã