Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đã tập trung rà soát quy hoạch, kế hoạch sản xuất theo lợi thế và nhu cầu thị trường để phân loại, định hướng phát triển theo 3 cấp sản phẩm: 1/Nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia, tỉnh Trà Vinh có một số sản phẩm như: Gạo, rau và quả, thịt heo, thịt và trứng gia cầm, cá tra, tôm. 2/Nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh. Kết quả sau hơn 04 năm triển khai, đối với sản phẩm chủ lực cấp tỉnh đã huy động và tập trung nguồn lực đầu tư phát triển 20 sản phẩm xác định, gồm: Trồng trọt 10 sản phẩm (lúa, bắp, đậu phộng, cam, bưởi, xoài, nhãn, chuối, thanh long, dừa); chăn nuôi 04 sản phẩm (Heo, bò, dê và gia cầm); thủy sản 06 sản phẩm (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh, chua biển, nghêu, cá lóc), qua đó, tạo ra tổng giá trị sản xuất đến năm 2020 chiếm khoảng 70% tổng giá trị sản xuất toàn ngành; giá trị sản xuất bình quân 01 ha canh tác các sản phẩm chủ lực tăng hơn 1,5 lần so với giá trị sản xuất bình quân đất nông nghiệp toàn tỉnh; từng bước nâng cao năng suất, chất lượng và liên kết lại sản xuất theo chuỗi hàng các sản phẩm nông sản chủ lực, đáp ứng nhu cầu thị trường; xây dựng và duy trì 26 nhãn hiệu nông sản chủ lực tạo được lòng tin cho người tiêu dùng. 3/Nhóm sản phẩm đặc sản địa phương: Triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) thông qua Đề án “Phát triển mỗi xã, phường, thị trấn một sản phẩm tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2018 - 2020 và định hướng đến năm 2030” đạt được một số kết quả nhất định, thúc đẩy các ngành nghề truyền thống, góp phần tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Số lượng sản phẩm OCOP được đánh giá, phân hạng và công nhận trong 02 năm là 56 sản phẩm (năm 2019 là 30 sản phẩm, năm 2020 là 26 sản phẩm), gồm 43 sản phẩm đạt hạng 3 sao, 13 sản phẩm đạt hạng 4 sao và 01 sản phẩm tiềm năng 5 sao đang đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận.
Phát huy kết quả đạt được, trong thời gian tới, ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh sẽ tiếp tục thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản. Đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thích ứng với biến đổi khí hậu và kết nối bền vững với chuỗi giá trị nông sản toàn quốc, toàn cầu; với nhiệm vụ, cơ cấu theo 03 nhóm sản phẩm chính gồm: Nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia; Nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh; Nhóm sản phẩm đặc sản địa phương và cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo từng lĩnh vực trên địa bàn toàn tỉnh.
Nguồn tin: Thanh Tuyền/mard.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã