Cán bộ xã An Sinh (TX Đông Triều) nắm tình hình sản xuất của hộ dân thôn Đìa Mối.
Sau 10 năm xây dựng NTM, tỉnh Quảng Ninh, thu nhập của người dân khu vực nông thôn của tỉnh Quảng Ninh đã đạt gần 42 triệu đồng/người/năm, tăng gần bốn lần so với năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo phấn đấu hết năm 2019 giảm còn 1%; bộ mặt vùng nông thôn thật sự thay đổi rất nhiều về hạ tầng giao thông, điện, nước sinh hoạt, các công trình thiết yếu phục vụ giáo dục, y tế, xử lý môi trường nông thôn được đầu tư mạnh mẽ và ngày càng phát huy hiệu quả.
Để hoàn thành và duy trì bền vững các chỉ tiêu, tiêu chí xây dựng NTM, điều kiện quan trọng hàng đầu là phải huy động được sự ủng hộ, chung sức đồng lòng cùng vào cuộc của các tầng lớp nhân dân. Đó cũng là lý do để phong trào thi đua “Quảng Ninh chung sức xây dựng nông thôn mới” liên tục được quan tâm, đẩy mạnh từ cơ sở trong suốt chặng đường hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh.
Những thành tựu nổi bật đạt được đến nay đã chứng minh sự thành công của phong trào: 90 xã và 6 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, vượt kế hoạch của tỉnh đề ra và của Trung ương giao. Trong đó, bình quân đạt 18,03 tiêu chí (cả nước là 15,26 tiêu chí); 81,1% số xã đạt chuẩn NTM (cả nước là 50,26%); tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 1% (cả nước là 4,5%)...
Đáng chú ý, TX Đông Triều là đơn vị cấp huyện đầu tiên của miền Bắc hoàn thành chương trình xây dựng NTM; huyện Cô Tô là huyện đảo đầu tiên trong nước về đích NTM; xã Việt Dân (TX Đông Triều) là xã đầu tiên trong nước đạt xã NTM kiểu mẫu.
Quảng Ninh cũng là tỉnh đầu tiên triển khai Chương trình "Mỗi xã, phường một sản phẩm" (OCOP) với những cách làm sáng tạo, góp phần tích cực vào đổi mới sản xuất nông nghiệp, nông thôn, nhất là vùng đặc biệt khó khăn.
Mô hình nuôi cá tầm ở bản Khe Tiền, xã Đồng Văn là ví dụ điển hình cho sự năng động, tìm hướng đi mới của nông dân vùng cao huyện Bình Liêu.
Theo ông Vũ Thành Long, Trưởng Ban Xây dựng NTM tỉnh, một trong những yếu tố quan trọng để Quảng Ninh đạt được những kết quả đáng tự hào, là đã tập trung thực hiện rất hiệu quả, sáng tạo các giải pháp về tuyên truyền, vận động. Từ phong trào cả nước thi đua xây dựng NTM, Quảng Ninh đã cụ thể hóa thành phong trào thi đua “Quảng Ninh chung sức xây dựng nông thôn mới” nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, vận động nhân dân tham gia thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng NTM của tỉnh giai đoạn 2011-2020.
Ngay từ những ngày đầu xây dựng NTM đến nay, tỉnh rất quan tâm chỉ đạo triển khai có hiệu quả phong trào thi đua, nhân rộng các mô hình có hiệu quả đến từng xã, thôn. Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã cụ thể hóa phong trào bằng những chương trình, kế hoạch phù hợp với thực tiễn cơ sở, bám sát vào nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, như: Dồn điền, đổi thửa; phát triển sản xuất và hệ thống giao thông nông thôn; đưa KHCN vào sản xuất; phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao... Từ đó đã xuất hiện nhiều mô hình mới, sáng tạo như “Mỗi xã một sản phẩm”, “Xây dựng khu dân cư nông thôn kiểu mẫu”...
Lữ đoàn 147 ra quân giúp người dân xã vùng cao của TP Hạ Long làm đường nông thôn mới. Ảnh: Văn Đảm (Bộ CHQS tỉnh)
Vai trò của MTTQ và các đoàn thể được khẳng định rõ qua các phong trào, cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", “5 không, 3 sạch”, “Hãy làm sạch biển”, “Thắp sáng đường quê”...
Tỉnh Quảng Ninh quyết tâm đến hết năm 2020 sẽ có ít nhất 90 xã đạt chuẩn xây dựng NTM và tiếp tục xây dựng NTM nâng cao, tiến tới NTM kiểu mẫu; phấn đấu có 6 huyện đạt tiêu chí và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt gần 44 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn dưới 1%.
Công tác tuyên truyền xây dựng NTM thông qua chuyên trang, chuyên mục trên các phương tiện thông tin báo chí, cuộc thi báo chí viết về NTM gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, các hoạt động hưởng ứng phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” ở địa phương, đã giúp người dân hiểu rõ, từ đó chủ động, tích cực tham gia xây dựng NTM.
Ban thi đua - khen thưởng các cấp đã chủ động tham mưu, tổ chức phát động, ký kết giao ước thi đua, xây dựng nội dung, tiêu chí thi đua và khen thưởng; lấy kết quả xây dựng NTM là căn cứ để đánh giá xếp loại thi đua các ban, ngành, đoàn thể, địa phương.
Đời sống khu vực nông thôn ngày càng ổn định, phát triển, chất lượng cuộc sống người dân ngày càng được nâng cao, nền tảng vững chắc để toàn tỉnh tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội bền vững, ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng. Xây dựng NTM hiện vẫn là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục, là chiến lược lâu dài của tỉnh, không có điểm kết thúc.
Theo Hoàng Giang/quangninh.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã