Ngay từ những ngày đầu năm, ngành nông nghiệp Hải Dương đã xác định đây là một vụ vải gặp nhiều khó khăn, bởi thời tiết thất thường và dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp ở trong nước cũng như toàn cầu. Chính vì vậy, ngành đã chủ động tổ chức sản xuất theo hướng mở rộng diện tích vải đạt tiêu chuẩn quốc tế, và nâng cao chất lượng quả vải tươi của tỉnh, sản xuất gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Ngành nông nghiệp cùng chính quyền địa phương chủ động mời gọi, hỗ trợ doanh nghiệp thu mua, xuất khẩu vải.
Ông Vũ Việt Anh- Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hải Dương cho biết, ngành nông nghiệp đã mở nhiều lớp tập huấn hướng dẫn cho nông dân vùng trồng vải Thanh Hà, Chí Linh kỹ thuật trồng vải theo tiêu chuẩn GlobalGAP, cách quản lý vùng trồng vải trên điện thoại thông minh và đảm bảo truy xuất nguồn gốc.
Để thay đổi tập quán trồng vải theo phương pháp truyền thống, ngành nông nghiệp đã tập huấn cho các đại lý, cửa hàng kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), thực hành bán thuốc BVTV theo đúng quy định vùng trồng xuất khẩu đi từng nước, vùng tiêu thụ nội địa… Bà con vùng trồng vải được tập huấn phương pháp sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng, chỉ sử dụng thuốc trong danh mục của từng vùng sản xuất vải và quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP). Đồng thời, ngành nông nghiệp tăng cường việc giám sát sử dụng thuốc BVTV trên đồng ruộng, hướng dẫn bà con phun phòng trừ dịch bệnh đúng kỹ thuật.
Đặc biệt, ngành nông nghiệp đã từng bước tập huấn, hướng dẫn người trồng vải chuyển từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang tiếp cận chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp. Các hộ trồng vải Global GAP tiếp cận công nghệ 4.0 trong sản xuất và tiêu thụ vải như ghi chép nhật ký điện tử, cách tiếp cận và bán hàng trên sàn thương mại điện tử để chủ động tiêu thụ sản phẩm của gia đình mình và quê hương mình.
Tuy giá bán quả vải tươi thấp hơn so với cùng kỳ năm trước, nhưng quả vải thiều Hải Dương vẫn coi là được giá, luôn luôn cao hơn giá vải ở các địa phương khác bởi chất lượng quả vải thơm ngon nổi tiếng. Vải thiều Hải Dương cùi trắng, giòn khi ăn có vị ngọt đậm và thơm mát. Người tiêu dùng khi mua vải thiều Hải Dương có tem truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng và các thông số kiểm tra dư lượng thuốc BVTV.
450 ha vải trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP đã được kiểm tra dư lượng thuốc BVTV với hơn 800 hoạt chất đều đạt dưới hoặc không còn dư lượng. Đây là lý do vải thiều Hải Dương đã chinh phục được tất cả các thị trường khó tính nhất như Nhật Bản, Mỹ, Austraulia, Singapore, Canada, Ý, Pháp, Thái Lan…
Đáng chú ý, vải thiều Hải Dương đã chinh phục được thị trường Thái Lan bởi chất lượng thơm ngon khác biệt, trong khi Thái Lan là vương quốc của trái cây vùng nhiệt đới.
Đặc biệt, lần đầu tiên vải thiều Hải Dương được bán trên 5 sàn thương mại điện tử Sendo.vn, Voso.Vn, VNSpost. Lazada, Alibaba… Trung bình một ngày bán được từ 3-5 tấn. Người dân trong cả nước đã có thể mua vải Thanh Hà chính hiệu thông qua sàn thương mại điện tử.
Theo Thi Ngọc/danviet.vn
https://danviet.vn/loai-qua-vang-danh-khap-viet-nam-la-dac-san-nuc-tieng-dang-duoc-ban-voi-gia-cao-ngat-o-nuoc-ngoai-2021061510234529.htm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã