Học tập đạo đức HCM

"Mắt thấy tai nghe" hiệu quả mô hình nuôi cá thát lát, lăng nha trên hồ thuỷ lợi

Thứ tư - 05/08/2020 19:34
Từ nguồn kinh phí hỗ trợ của dự án khuyến nông quốc gia “Xây dựng mô hình nuôi cá lồng bè trên sông và hồ gắn với tiêu thụ sản phẩm tại một số tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”, Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi đã triển khai thành công mô hình nuôi cá thát lát trong lồng bè và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Xây dựng mô hình gắn với tiêu thụ

Tỉnh Quảng Ngãi có gần 2.600ha mặt nước của trên 80 hồ chứa thủy lợi, hồ chứa thủy điện có khả năng nuôi trồng thủy sản. Đây là điều kiện thuận lợi tốt để triển khai và phát triển mạnh các mô hình nuôi cá lồng bè trên sông, suối nhằm tăng thu nhập cho người dân nông thôn.

Trợ sức nuôi cá lồng bè trên hồ thủy lợi - Ảnh 1.

Sau thành công với cá thát lát, Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi tiếp tục phát triển mô hình cá lăng nha thương phẩm trên hồ chứa nước thủy lợi Suối Loa, xã Ba Động, huyện Ba Tơ. Ảnh: Mạnh Hùng

Xác định mô hình nuôi cá lăng nha trong lồng là mô hình điểm để người dân học tập và nhân rộng, phát triển trong toàn tỉnh, vì vậy lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi đã chỉ đạo cán bộ kỹ thuật cần bám sát theo dõi, hướng dẫn chi tiết quy trình kỹ thuật nuôi cá lồng bè cho các hộ dân tham gia mô hình đạt hiệu quả cao.

Nhận thấy những điều kiện thuận lợi trên, cùng nguồn kinh phí hỗ trợ từ dự án khuyến nông quốc gia "Xây dựng mô hình nuôi cá lồng bè trên sông và hồ gắn với tiêu thụ sản phẩm tại một số tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên", trong năm 2019, Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi đã triển mô hình nuôi cá thát lát cườm trong lồng bè tại thôn Suối Loa, xã Ba Động, huyện Ba Tơ.

"Với quy mô 200m3 lồng, thả 10.000 con cá giống thát lát cườm (tương đương mật độ 50 con/m3 lồng nuôi) kích cỡ ≥8cm/con, sau 8 tháng triển khai, cá đạt trọng lượng bình quân hơn 600g/con, tỷ lệ sống đạt trên 75%. Với giá bán 90.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí, mô hình cho lãi gần 120 triệu đồng" - đại diện Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi cho biết.

Anh Trần Văn Thuận - cộng tác viên tham gia mô hình phấn khởi cho biết: "Tham gia mô hình, người nuôi cá được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông tỉnh tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn trực tiếp trong suốt quá trình thực hiện mô hình nên cá sinh trưởng phát triển tốt, không bị dịch bệnh. Sau khi kết thúc mô hình, tôi đã nắm bắt được quy trình kỹ thuật nuôi cá thát lát cườm thương phẩm trong lồng, nhất là kỹ thuật chọn cá giống và kỹ thuật phòng, trị bệnh cho cá".

Trợ sức nuôi cá lồng bè trên hồ thủy lợi - Ảnh 3.

Cá lăng nha giống được hỗ trợ cho nông dân thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá lồng bè trên sông và hồ gắn với tiêu thụ sản phẩm tại một số tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”. Ảnh: Mạnh Hùng

Cũng theo anh Thuận: "Mô hình nuôi cá này khá hiệu quả, vì loài cá thát lát có giá trị kinh tế cao hơn một số loài cá khác, dễ tiêu thụ. Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục nuôi cá thát lát cườm và sẽ mở rộng thêm vài ô lồng nữa để tăng thu nhập cho gia đình".

Đây là dự án hiệu quả, vì thế để chuyển giao quy trình kỹ thuật đến với người dân, thời gian qua Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi đã phối hợp Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ba Tơ tổ chức 2 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cá thát cườm thương phẩm trong lồng bè trên sông, hồ chứa gắn với tiêu thụ sản phẩm cho 70 hộ dân sinh sống xung quanh vùng hồ chứa nước thủy lợi Suối Loa có nhu cầu học hỏi kỹ thuật nuôi cá lồng bè.

Khi mô hình cho thu hoạch, Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi đã tổ chức buổi tổng kết với sự tham gia của 40 hộ nông dân để bà con được "mắt thấy tai nghe" về hiệu quả của mô hình, cũng như tuyên truyền về kỹ thuật nuôi cá, từ đó có thể tham khảo, nhân rộng.

Tiếp tục phát triển mô hình mới

Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi, đây là mô hình nuôi thuỷ sản có sự liên kết giữa Nhà nước, doanh nghiệp và nhà nông. Trong đó, Nhà nước hỗ trợ không hoàn lại một phần kinh phí thực hiện mô hình, phía doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào như cá giống, thức ăn, hóa chất phòng và trị bệnh, các vật tư thiết yếu trong nuôi cá lồng bè… và tiêu thụ sản phẩm. Nhờ đó, trên 80% sản phẩm của mô hình được bao tiêu với giá ổn định, hiệu quả kinh tế cao hơn khoảng 15% so với các mô hình nuôi cá theo cách truyền thống.

Để tiếp nối thành công mô hình nuôi cá thát lát cườm lồng bè trên sông và hồ gắn với tiêu thụ sản phẩm, năm 2020, Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi tiếp tục thực hiện năm thứ 2 dự án "Xây dựng mô hình nuôi cá lồng bè trên sông và hồ gắn với tiêu thụ sản phẩm tại một số tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên", với mô hình nuôi cá lăng nha thương phẩm.

Tham gia mô hình có hộ ông Trương Ngọc Thành và hộ ông Võ Tấn Tám (ở xã Sơn Dung, huyện Sơn Tây). Mô hình được thực hiện với quy mô 200m3 lồng (100m3 lồng/hộ), thả 4.000 con cá giống lăng nha (tương đương mật độ 20 con/m3 lồng), kích cỡ ≥15cm/con. Cá giống khi thả khỏe mạnh, không bị xây xát, bơi linh hoạt, không nhiễm bệnh và đã qua kiểm dịch, nguồn cá giống được cơ sở sản xuất giống cá nhân tạo tại tỉnh Quảng Nam cung cấp.

Đến nay, cá lăng nha trong mô hình đã nhanh chóng thích nghi với điều kiện nguồn nước của hồ chứa nước thủy điện Đăk Đrinh, cá sinh trưởng, phát triển tốt, hứa hẹn sẽ đem lại giá trị kinh tế cao cho người nuôi. 

Theo Mạnh Hùng-Đại Nghĩa/danviet.vn
https://danviet.vn/mat-thay-tai-nghe-hieu-qua-mo-hinh-nuoi-ca-that-lat-lang-nha-tren-ho-thuy-loi-20200805162216372.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập145
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại870,523
  • Tổng lượt truy cập90,933,916
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây