Học tập đạo đức HCM

Mô hình nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu [Bài 1]: Trí Lực và cuộc lội ngược dòng ngoạn mục

Thứ tư - 29/09/2021 01:18
Từ xã chuyên canh mía và hoa màu, giờ đây xã Trí Lực phát triển đến 2.400 ha lúa-tôm, trong đó có 300ha lúa hữu cơ, 1.100ha lúa sạch, những cánh đồng tôm rộng lớn...

Bất chấp biến đổi khí hậu, mô hình tôm lúa, tôm sinh thái dưới tán rừng đã và đang mở ra hướng phát triển kinh tế bền vững cho nhiều nông dân ĐBSCL.

Mô hình lúa tôm là hình thức canh tác “Một vụ Tôm – Một vụ Lúa” trên vùng đất có 6 tháng nước ngọt và 6 tháng nước mặn. Trong 6 tháng nước ngọt thì nông dân gieo xạ lúa, còn trong 6 tháng nước mặn còn lại thì để nuôi con tôm. Vì vậy, đây là mô hình bền vững về mặt kinh tế và hiệu quả đầu tư, ổn định và tăng thu nhập cho người sản xuất trước những ảnh hưởng tiêu cực khi có biến động giá cả, thị trường.

Mô hình tôm lúa tại xã Trí Lực, huyện Thới Bình, Cà Mau cho thấy bền vững về mặt kinh tế. Ảnh: Trần Trung.

Mô hình tôm lúa tại xã Trí Lực, huyện Thới Bình, Cà Mau cho thấy bền vững về mặt kinh tế. Ảnh: Trần Trung.

Mạnh dạn chuyển đổi

HTX Trí Lực là một trong những hợp tác xã tiên phong chuyển đổi mô hình sản xuất, bắt đầu thành lập từ năm 2018, đến nay HTX có 15 thành viên và trên 200 hộ dân liên kết sản xuất với chuỗi liên kết sản xuất lúa chất lượng cao gần 1.000 ha và 200 ha lúa hữu cơ đạt chuẩn châu Âu.

Bà con phấn khởi thu hoạch tôm lúa. Ảnh: HTX.

Bà con phấn khởi thu hoạch tôm lúa. Ảnh: HTX.

Bà Trương Thị Kiều Diễm, xã viên HTX nông nghiệp sản xuất tôm lúa Trí Lực cho biết, gia đình bà có 4 ha đất, trước đây chủ yếu canh tác mía, mặc dù năm được năm mất nhưng chung quy lại thu nhập không đáng là bao. Từ khi tham gia vào HTX, thấy lợi ích của mô hình tôm lúa, bà mạnh dạn chuyển đổi, nhờ được chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất đến hỗ trợ đầu ra, hiện mỗi ha tôm lúa của gia đình cho thu nhập mỗi năm trên 100 triệu đồng. Đây là số tiền bà thầm mơ ước khi còn canh tác mía, nay trở thành hiện thực.

“Làm tôm lúa mấy năm nay khoẻ lắm, trong quá trình nuôi trồng, phát sinh dịch bệnh chỉ cần Alo cho HTX là có bộ phận kỹ thuật tư vấn ngay, đặc biệt, chuyện mua bán không cần phải nghĩ, lúa chín, tôm đến kỳ thu hoạch mình Alo cho HTX là có người đến tận đồng thu mua”, bà Diễm chia sẻ.

Ông Lê Văn Mưa - Giám đốc HTX Trí Lực cho biết, nhờ có HTX, chuỗi liên kết đầu vào đầu ra của các thành viên ổn định. Ảnh: Trần Trung.

Ông Lê Văn Mưa - Giám đốc HTX Trí Lực cho biết, nhờ có HTX, chuỗi liên kết đầu vào đầu ra của các thành viên ổn định. Ảnh: Trần Trung.

Ông Lê Văn Mưa, Giám đốc HTX cho biết thêm, tiền thân của HTX là tổ hợp tác, trước đây chuỗi liên kết đầu vào và đầu ra không ổn định từ đó nông sản làm ra hay bị thương lái ép giá. Từ năm 2018 đến nay, khi HTX đi vào hoạt động thì chuỗi liên kết đầu vào đầu ra ổn định, từ hạt lúa đến con tôm đều được các đối tác thu mua hết, không để sót dù chỉ 1 hạt.

“Quy trình sản xuất của HTX hiện nay là tôm sạch, lúa sạch và lúa hữu cơ, lúa sạch năm rồi là 7.600 đồng/kg còn lúa hữu cơ tới 8.500 đồng/kg. Riêng từ mùa này, lúa hữu cơ được các công ty thống nhất bao tiêu thu mua giá cố định 9.500 đồng/kg, trung bình 1 năm, HTX sản xuất 2 vụ tôm, 1 vụ lúa. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận bình quân từ 100 triệu đồng/ha/năm”, ông Lê Văn Mưa tiết lộ.

“Bà con thấy việc sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc trừ sâu hữu cơ nên cây lúa, con tôm phát triển tốt và bền vững, mỗi ký tôm, lúa bán ra được giá cao hơn so với thị trường. Vì thế, bà con gắn bó với mô hình này lắm”, theo ông Lê Văn Mưa

Địa phương tiếp sức

Theo Phòng nông nghiệp huyện Thới Bình, để hỗ trợ mô hình tôm lúa của xã Trí Lực nói riêng, huyện Thới Bình nói chung, ngành nông nghiệp địa phương đã hỗ trợ 50% chi phí giống và vật tư nông nghiệp cho vùng sản xuất lúa hữu cơ, lúa an toàn.

Từ hạt lúa đến con tôm, sản xuất đến đâu đều được doanh nghiệp thu mua hết đến đó, không để sót dù chỉ 1 hạt. Ảnh: Minh Sáng.

Từ hạt lúa đến con tôm, sản xuất đến đâu đều được doanh nghiệp thu mua hết đến đó, không để sót dù chỉ 1 hạt. Ảnh: Minh Sáng.

Theo ông Hà Minh Sữa, Phó Chủ tịch UBND xã Trí Lực, mùa này, 183 hộ canh tác 300 ha lúa hữu cơ trên địa bàn các ấp 5, 7, 8, 9 và ấp Phủ Thờ được hỗ trợ 40 kg lúa giống (ST25), 62 kg phân hữu cơ. Phần lúa giống và phân hữu cơ còn lại, hộ dân tự chi trả. 

Bên cạnh đó, để giúp bà con nông dân yên tâm sản xuất, địa phương còn kêu gọi doanh nghiệp tham gia để hỗ trợ bà con về mặt khoa học kỹ thuật và bao tiêu đầu ra. Các doanh nghiệp đều cam kết thu mua sản phẩm, đảm bảo đầu ra cho nông sản của nông dân. 

 “Nhờ chuyển đổi đúng hướng, cộng thêm sự tiếp sức của ngành nông nghiệp nên vài năm qua đời sống bà con trong xã không ngừng nâng cao. Tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 1%, thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 10 lần so với thời điểm chia tách xã năm 2009. Và nay, xã đang phấn đấu hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới nâng cao, do đó thu nhập của người dân tiếp tục tăng khả quan”, ông Sữa thông tin thêm.

Theo kế hoạch đến năm 2025 toàn huyện Thới Bình có khoảng 5.000ha lúa đạt chứng nhận hữu cơ. Ảnh: Trần Trung.

Theo kế hoạch đến năm 2025 toàn huyện Thới Bình có khoảng 5.000ha lúa đạt chứng nhận hữu cơ. Ảnh: Trần Trung.

Ông Lý Minh Vững, Chủ tịch UBND huyện Thới Bình cho biết thêm, không chỉ HTX Trí Lực, tại huyện Thới Bình, nhiều tổ hợp tác, HTX khác cũng đã và đang mở rộng làm tôm sạch và lúa theo quy trình hữu cơ. Trên cơ sở đó, năm 2019, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã công nhận nhãn hiệu chứng nhận “Lúa sạch Thới Bình” và theo kế hoạch đến năm 2025 toàn huyện có khoảng 5.000 ha lúa đạt chứng nhận hữu cơ.

 “Từ thăng trầm rẫy mía, tâm lý ngao ngán mỗi mùa thu hoạch dội hàng, thiếu nhân công, giá mía lao dốc cùng với thời tiết thay đổi thất thường, xâm nhập mặn ngày càng gay gắt khiến không ít người làm bỏ rẫy... Giờ cũng rẫy mía ngày nào đã thành vuông tôm, ruộng lúa, hiệu quả kinh tế thay đổi rõ nét. Nông dân Trí Lực giờ càng có cơ sở hy vọng và tha thiết hơn với đồng lúa, con tôm giàu tiềm năng của mình”, ông Hà Minh Sữa phấn khởi nói.

Theo Trần Trung - Minh Sáng/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/bai-1-tri-luc-va-cuoc-loi-nguoc-dong-ngoan-muc-d303842.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập114
  • Hôm nay38,591
  • Tháng hiện tại908,406
  • Tổng lượt truy cập90,971,799
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây