Không giống các bạn học cùng khóa khác, cầm tấm bằng Cao đẳng trong tay, anh Trần Trọng Phi (SN 1990), trú tại xã Tân Thành, huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) quyết định về quê lập nghiệp bằng mô hình trồng cây cà gai leo, mỗi năm gia đình anh Phi "bỏ túi" hàng trăm triệu đồng.
Anh Trần Trọng Phi, cho biết: "Từ lâu tôi đã đam mê với nghề trồng trọt, sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng, được bạn bè dưới thiệu cho nhiều công việc ở thành phố với chuyên nghành mình đã học.
Nhưng tôi nghĩ phải làm một việc gì đó mà mình đam mê, trăn trở thì thật hạnh phúc. Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy cây cà gai leo là một loại cây dược liệu rất phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai ở địa phương mình nên tôi đã mạnh dạn khởi nghiệp với loài cây mọc dại này".
"Khi tôi quyết định rời thành phố về quê trồng cây cà gai leo, bạn bè, người thân phải đối kịch liệt, trong khi mọi người cố bám trụ ở thành phố lập nghiệp mình lại về quê làm nông. Tuy có chút mạo hiểm nhưng tôi đã có những tính toán kỹ, quyết làm theo đam mê của mình" - anh Phi chia sẻ thêm.
Dám nghĩ dám làm, anh Phi và vợ đã xây dựng thương hiệu "trà gai leo túi lọc" khi đã trải qua nhiều lần thất bại. Nghị lực kiên cường, ham học hỏi, không ngừng cải tiến sản phẩm, để cho ra thị trường những sản phẩm ngày càng hoàn thiện hơn về chất lượng, đa dạng về sản phẩm.
Chị Nguyễn Thị Hằng (vợ anh Phi) cho hay: "Vợ chồng tôi bắt đầu trồng cà gai leo gần một năm. Công việc này đến với vợ chồng tôi rất tình cờ, trước tôi làm dược sĩ ở Hà Nội, có kiến thức về y học, nhận thấy được tác dụng của loài cây này tôi đã bỏ công việc cùng chồng về quê khởi nghiệp".
Để có đủ nguyên liệu sản xuất, anh Phi đã liên kết với 5 hộ dân ở địa phương trồng hơn 1ha cây cà gai leo. Anh Phi trực tiếp cấp giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cây.Trung bình 1 sào thu hoạch 3 vụ, mỗi vụ từ 1-1,5 tạ cây cà gai leo. Mỗi tháng anh thu mua từ người dân từ 8-10 triệu đồng cây cà gai leo. Ngoài ra, anh còn bao tiêu giúp các nhà nông trồng cây cà gai leo tại các vùng liên kết khác.
Mox Player
Với sự đầu tư bài bản từ nhà xưởng, các thiết bị máy móc hiện đại ,tổng chi phí đầu tư hơn 300 triệu đồng. Khép kín quy trình sản xuất kinh doanh cùng với nỗ lực kiên trì trong tiếp cận thị trường, quảng bá sản phẩm. Sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, sản phẩm trà cà gai leo đã có chỗ đứng trên thị trường.
Hiện nay, cơ sở sản xuất của vợ chồng anh Phi mỗi ngày sản xuất hơn 200 hộp trà cà gai leo túi lọc, giá bán 90.000 - 95.000đồng/hộp, trừ chi phí cho lợi nhuận khoảng 500 triệu/ năm. Không chỉ cho nguồn kinh tế ổn định mà anh còn tạo công ăn việc làm cho 5 - 6 lao động ở địa phương với mức lương 150.000-200.000đồng/người.
Nhờ có nguồn đầu vào chất lượng và khâu chế biến đảm bảo an toàn, nên sản phẩm trà cà gai leo được người tiêu dùng tin tưởng và tin dùng để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Trao đổi với PV Báo điện tử DANVIET.VN, chị Trần Thị Thoa - Bí thư Đoàn xã Tân Thành, cho biết: "Mô hình sản xuất sản phẩm trà cà gai leo của anh Trần Trọng Phi và chị Nguyễn Thị Hằng là một mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao, xứng đáng cho thanh niên trong xã học tập và noi theo. Không chỉ sản xuất, kinh doanh giỏi mà anh Phi còn thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện do Đoàn xã tổ chức".
Nguồn tin: Triệu Vỹ - Biển Quỳnh/danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã