Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tuyên Quang là tỉnh phát triển kinh tế nông nghiệp là chính. Lao động nông thôn chiếm khoảng 80% lực lượng lao động. Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề và đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Tuyên Quang đã được triển khai thực hiện có tác dụng chuyển đổi nhận thức về học nghề, việc làm, nâng cao tay nghề cho người lao động.
Bà Mai Thị Thanh Bình cho biết, yêu cầu mà tỉnh đặt ra trong năm 2020 là nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tỉnh cũng sẽ tập trung đào tạo nghề theo nhu cầu học nghề của người lao động, yêu cầu của thị trường lao động.
Ông Vũ Ngọc Đình (thôn Lục Mùn, Yên Sơn, Tuyên Quang) từng là nông dân thuần túy. Gia đình ông có đồi trồng rừng nhưng năng suất thấp, thu nhập cả năm chưa tới 50 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, năm 2017 sau khi được tiếp cận với lớp học nghề trồng cây ăn quả ông Đình đã có hướng đi đột phá và hiệu quả.
"Sau 3 tháng học nghề, tôi nắm được những kỹ thuật cơ bản về trồng cây ăn quả. Nhờ vậy mà hiện nay gia đình tôi đã xây dựng được mô hình trồng bưởi an toàn, áp dụng được công nghệ hiện đại vào sản xuất theo hướng VietGAP" - ông Đình chia sẻ.
Hiện nay, hơn 7ha đất đồi của gia đình đã được chuyển sang trồng cam và bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP. Ông còn quy hoạch vườn đồi thành trang trại thu nhỏ, bao quanh nhà là ao. Ngoài ra, ông Đình còn cho chăn nuôi cả lợn và gà.
Nhờ được học nghề, được Hội ND huyện, xã hỗ trợ vay vốn, tìm nguồn ra cho sản phẩm mà mô hình phát triển vườn đồi trồng cây ăn quả của gia đình ông đang cho hiệu quả tốt. Mỗi năm trừ chi phí, gia đình ông Đình thu về 200 - 250 triệu đồng/năm. Mô hình điểm vườn đồi của ông đã được nhiều hộ nông dân trong xã trong huyện, trong tỉnh tới học tập về triển khai, nhân rộng.
Trong giai đoạn 2016-2020, tỉnh Tuyên Quang đào tạo nghề cho trên 30.000 lao động nông thôn, bình quân mỗi năm đào tạo nghề trên 6.000 lao động.Bà Nguyễn Thị Vĩnh An - Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Tuyên Quang cho biết, từ năm 2010 - 2019, đề án đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn đã xuất hiện nhiều mô hình điểm.
Đến nay đã có 59 mô hình điển hình, trong đó có 55 mô hình cá nhân điển hình và 4 mô hình tổ chức điển hình. Không riêng gì Hội ND, các đơn vị thuộc ngành lao động, ngành nông nghiệp và nhiều tổ chức đoàn thể xã hội đã tham gia công tác đào tạo nghề.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã