Nhân rộng mô hình Hợp tác xã kiểu mới hiệu quả - Ảnh minh họa |
Theo dự thảo, mục tiêu của Đề án nhằm phát triển đa dạng các loại hình hợp tác xã, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống thành viên; nâng cao nhận thức và tạo sức hút để người dân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia, liên kết với hợp tác xã; tập trung các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cho mô hình hợp tác xã thí điểm để củng cố, hoàn thiện trở thành con sếu đầu đàn trong từng lĩnh vực của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã.
Đối tượng tham gia Đề án: Là các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (gọi chung là hợp tác xã) hoạt động hiệu quả trên phạm vi cả nước có nhu cầu tham gia Đề án, được các địa phương tự đề xuất, lựa chọn trên cơ sở thỏa mãn các điều kiện tham gia.
Số lượng tham gia Đề án trên cả nước dự kiến: 100 hợp tác xã, trong đó mỗi tỉnh/thành phố dự kiến có khoảng 01-02 hợp tác xã tham gia.
Hợp tác xã nộp đầy đủ Hồ sơ đăng ký tham gia Đề án, trong đó có Bản đánh giá hợp tác xã năm 2020 đạt (65 điểm) loại Khá trở lên theo theo Thông tư số 01/2020/TT-BKHĐT ngày 19/02/2020 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn phân loại và đánh giá hợp tác xã.
Điều kiện ưu tiên như sau: Ưu tiên các hợp tác xã có sản phẩm thuộc danh mục sản phẩm chủ lực của địa phương, tham gia chuỗi giá trị, sản xuất, tiêu thụ hàng hóa quy mô lớn, có sức cạnh tranh cao, có khả năng mở rộng sản xuất, phát triển ứng dụng khoa học công nghệ cao; có khả năng mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu.
Chính sách hỗ trợ
Dự thảo nêu rõ, việc hỗ trợ Đề án áp dụng theo quy định tại Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã và Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025.
Kinh phí thực hiện Đề án được huy động từ các nguồn vốn gồm:
Ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương bố trí vốn đầu tư phát triển trong kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn theo Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 8/7/2020 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021-2025 và kinh phí sự nghiệp giai đoạn 2021-2025;
Kinh phí lồng ghép các Chương trình Mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025;
Kinh phí đóng góp của các tổ chức kinh tế tập thể và các nguồn kinh phí hợp pháp khác;
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, các Bộ, ngành, địa phương có thể đề xuất các nội dung, chính sách khác hỗ trợ khác cho từng loại mô hình thí điểm.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
Theo Lan Phương/baochinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã