Cùng với đó, phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM” đã được cụ thể hóa và triển khai rộng khắp. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều hình thức tuyên truyền, nội dung phong trào thi đua đã được tuyên truyền sâu rộng đến Nhân dân trên địa bàn và được người dân đồng tình, hưởng ứng. Mỗi người dân ngày càng nhận thức rõ về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm, vai trò chủ thể của mình trong xây dựng NTM, từ đó tích cực đóng góp ngày công lao động, vật chất... để làm đường giao thông, nhà văn hóa và một số công trình khác, nhất là công trình phục vụ nhu cầu đời sống thiết yếu, sản xuất của người dân. Kết quả, trong giai đoạn 2016 - 2019, người dân đã đóng góp 284,6 tỷ đồng (gồm hiến đất, tài sản, ngày công, công trình quy đổi thành tiền 177,7 tỷ đồng; tiền mặt 106,9 tỷ đồng).
Trong công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho cán bộ, người dân về xây dựng NTM, Ban Chỉ đạo Chương trình đã chỉ đạo các sở ngành, đơn vị, địa phương tiếp tục tăng cường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền; chỉ đạo Văn phòng Điều phối biên soạn và cấp phát 6.665 cuốn sổ tay; phối hợp với VTV24, VOV thực hiện chuyên mục “Miền quê đáng sống”; xây dựng phóng sự “Nhiều làng quê khởi sắc từ xây dựng NTM”; tổ chức Liên hoan Thông tin lưu động và Giải báo chí tuyên truyền về xây dựng NTM... Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cũng đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh” gắn với xây dựng NTM thông qua cấp phát 2.000 tờ gấp, 200.000 tài liệu về cơ sở, tổ chức 15.000 lượt tuyên truyền. Các tổ chức chính trị - xã hội chủ động xây dựng kế hoạch, Chương trình hành động, quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền trong xây dựng NTM; duy trì, nhân rộng mô hình hiệu quả. Các cơ quan thông tin truyền thông trên địa bàn cũng thường xuyên chuyển tải kịp thời các vấn đề NTM.
Mặt khác, các huyện, thị xã, thành phố đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo và quán triệt vai trò của công tác tuyên truyền trong xây dựng NTM tại các cuộc họp, hội nghị, hội thảo... Cấp xã, thôn, bản cũng tổ chức tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh; lồng ghép trong cuộc họp Chi bộ thôn xóm, cuộc họp chính quyền, đoàn thể và một số hoạt động văn hóa, văn nghệ ở khu dân cư. Qua đó, nhận thức của cán bộ và người dân đã có chuyển biến rõ rệt, đưa công cuộc xây dựng NTM đã trở thành phong trào rộng khắp trong toàn tỉnh.
Về kinh phí đã bố trí thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020, dự kiến kết quả huy động được tổng nguồn vốn là 62.837,327 tỷ đồng, trong đó: Vốn ngân sách Trung ương 1.157,5 tỷ đồng, ngân sách địa phương 2.008,655 tỷ đồng; nguồn lồng ghép 2.000,698 tỷ đồng; nguồn vốn vay tín dụng 57.170,132 tỷ đồng; nguồn huy động khác 500,343 tỷ đồng.
Tuy nhiên, việc ban hành văn bản quy định hướng dẫn của các Bộ, ngành, Trung ương còn chậm so với quá trình thực hiện kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020 đã ảnh hưởng để tiến độ phân bổ, giải ngân nguồn vốn. Các văn bản quy định về cập nhật, bổ sung cơ chế chính sách, quản lý điều hành thực hiện các Chương trình MTQG ở Trung ương và địa phương khá nhiều, dẫn đến tình trạng các xã vùng sâu, vùng xa chưa cập nhật, nghiên cứu và áp dụng kịp thời. Nhiều quy định tại Nghị định 161/2016/NĐ-CP còn chung chung, chưa hướng dẫn chi tiết thực hiện. Một số chủ đầu tư triển khai thực hiện hợp phần, dự án thuộc các Chương trình MTQG chưa chủ động để thực hiện tự quản lý dự án theo cơ chế đặc thù theo quy định tại Nghị định 161/2016/NĐ-CP, dẫn đến chậm trễ thực hiện dự án, gây chậm giải ngân nguồn vốn; chưa quan tâm đúng mức đến việc trao quyền cho người dân tham gia thực hiện thi công, giám sát đầu tư cộng đồng... Công tác lựa chọn nhà thầu theo hình thức tham gia thực hiện của cộng đồng còn kéo dài. Việc giao tổ chức cộng đồng thực hiện thi công xây dựng dự án tại một số xã còn gặp nhiều bất cập do năng lực thi công hạn chế...
Do từng địa phương có những đặc thù riêng, điều kiện khác nhau, vì vậy, thời gian tới, tỉnh đề nghị Trung ương giao HĐND tỉnh xây dựng nguyên tắc, tiêu chí phân bổ riêng để phù hợp với điều kiện, thực tiễn tại địa bàn; bổ sung nội dung hỗ trợ xây dựng xã đạt chuẩn NTM nâng cao, kiểu mẫu, huyện đạt chuẩn NTM từ nguồn ngân sách Trung ương; tiếp tục triển khai cơ chế hỗ trợ xây dựng NTM bằng hình thức để lại cho cấp xã nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã để đầu tư xây dựng NTM hoặc tính theo tỷ lệ từ nguồn thu đấu giá theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP để hỗ trợ đầu tư trên địa bàn xã. Ngoài ra, tỉnh cũng kiến nghị các Bộ, ngành Trung ương có chính sách, văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình MTQG nên nhất quán về nội dung, mục tiêu, đối tượng hưởng lợi trong suốt giai đoạn 2021 - 2025 để tạo điều kiện cho địa phương thống nhất trong việc triển khai thực hiện…
Theo Minh Huyền/quangbinh.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã