Học tập đạo đức HCM

NÔNG THÔN MỚI TUYÊN QUANG: THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC SAU 10 NĂM

Thứ năm - 01/10/2020 04:19
Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, khu vực nông thôn tỉnh Tuyên Quang đã có những thay đổi rõ nét, tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh.
Tác động từ chính sách bê tông hóa đường giao thông nông thôn góp phần thay đổi diện mạo nông thôn xã Mỹ Bằng (Nguồn: Internet)

Cụ thể nội dung, nhiệm vụ tại Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010-2020. Tuyên Quang đã thực hiện rà soát, đánh giá hiện trạng nông thôn 129/141 xã, phường, thị trấn thuộc đối tượng xây dựng nông thôn mới để triển khai thực hiện, kết quả rà soát hiện trạng: Toàn tỉnh chưa có xã đạt chuẩn "nông thôn mới"; mới có 01 xã đạt trên 10 tiêu chí; 115 xã đạt dưới 5 tiêu chí; 04 xã không đạt tiêu chí nào. Tiêu chí bình quân đạt thấp (2,8 tiêu chí/xã).

Trên cơ sở đó, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về xây dựng nông thôn mới (Nghị quyết số 27-NQ/TU ngày 23/11/2011), trong đó đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2015, có ít nhất 7 xã (mỗi huyện, thành phố 01 xã) đạt chuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và đến năm 2020, duy trì và giữ vững số xã đã đạt chuẩn NTM, toàn tỉnh có trên 30% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (40/129 xã); thành phố Tuyên Quang có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; đời sống vật chất, tinh thần và thu nhập của người dân được nâng cao theo hướng bền vững. 

Theo Báo cáo đánh giá của Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Tuyên Quang về kết quả 10 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2010-2019): Diện mạo nông thôn khởi sắc rõ rệt với hệ thống kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư phát triển, chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên, nhận thức về NTM được tăng cường; kinh tế nông nghiệp có sự tăng trưởng ổn định; cảnh quan môi trường nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực; quốc phòng, an ninh được duy trì, giữ vững.

Chia sẻ về những thành tựu nổi bật sau 10 năm thực hiện Chương trình, đồng chí Nguyễn Huy Hùng – Phó Chánh Văn phòng thường trực, Văn phòng điều phối nông thôn mới cho biết:

Thành tựu đầu tiên mà Tuyên Quang đạt được là công tác lãnh đạo, chỉ đạo, có thể khẳng định: Chương trình đã nhận được sự vào cuộc hết sức quyết liệt của hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở; việc ban hành các cơ chế, chính sách và văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình được bổ sung, hoàn thiện đáp ứng nhiệm vụ quản lý, điều hành Chương trình; bộ máy tổ chức giúp việc các cấp (tỉnh, huyện, xã) được kiện toàn theo hướng chuyên nghiệp, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh đã đáp ứng cơ bản yêu cầu nhiêm vụ; chủ trương xây dựng nông thôn mới được sự ủng hộ mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân.

Thành tựu tiếp theo đó là: Phong trào thi đua “Tuyên Quang chung sức xây dựng nông thôn mới” được triển khai sâu rộng, các cấp, các ngành đã vào cuộc mạnh mẽ, tạo thành phong trào và lan tỏa sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân; từ cán bộ đến đảng viên đã ý thức được vai trò trách nhiệm của mình trong tham mưu, chỉ đạo, vận động tuyên truyền, tổ chức triển khai và chung sức xây dựng nông thôn mới; người dân phát huy tốt vai trò làm chủ trong việc tham gia đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch, mục tiêu, lựa chọn hạng mục đầu tư, ưu tiên việc làm trước, làm sau,... đã đáp ứng được nguyện vọng của người dân, củng cố thêm niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước.

Thành tựu thứ ba là tỉnh đã tập trung triển khai thực hiện hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra, các mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện Chương trình được cả hệ thống chính trị và nhân dân tích cực triển khai thực hiện: Đến hết năm 2018, toàn tỉnh có 30 xã được công nhân đạt chuẩn nông thôn mới; dự kiến năm 2019 có thêm 06 xã, nâng tổng số xã đạt chuẩn lên 36/129 xã, đạt 28% tổng số xã (vượt so với mục tiêu khu vực miền núi phía Bắc: 28% đến năm 2020), dự kiến năm 2020 có thêm 05 xã đạt chuẩn; phấn đấu nâng số tiêu chí bình quân từ 2,8 tiêu chí/xã năm 2011, đạt 10 tiêu chí/xã năm 2015 và tăng lên  13 tiêu chí/xã năm 2018, dự kiến tăng lên 14 tiêu chí/xã năm 2019 và 15 tiêu chí/xã năm 2020 (vượt so với mục tiêu khu vực miền núi phía Bắc: 13,8 tiêu chí/xã đến năm 2020). Kết quả đạt được là nền tảng quan trọng để xây dựng định hướng, kế hoạch và giải pháp thực hiện Chương trình trong giai đoạn tiếp theo.

Một thành tựu hết sức quan trọng là việc cụ thể hóa cơ chế đầu tư đặc thù theo phương châm “Nhân dân làm, nhà nước hỗ trợ” để lựa chọn lĩnh vực đầu tư đột phá theo từng giai đoạn (chính sách bê tông hóa đường giao thông nông thôn, nội đồng; kiên hóa hóa kênh mương, nhà văn hóa thôn gắn với sân thể thao và khuôn viên,...) đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế, phù hợp với nguyện vọng của người dân (nhân dân chủ động đóng góp hàng triệu ngày công, hàng nghìn mét đất, nguyên vật liệu và gần 1.300 tỷ đồng), từ đó đã đạt được kết quả quan trọng: Giai đoạn 2011-2015, tỉnh đã lựa chọn tiêu chí tiêu chí giao thông làm khâu đột phá, kết quả đã hoàn thành 2700/2184km, hoàn thành vượt 123,63% so với kế hoạch giai đoạn; giai đoạn 2016-2020, lựa chọn tiêu chí giao thông, thủy lợi và cơ sở vật chất văn hóa thôn để tập trung chỉ đạo thực hiện: Năm 2019 đã hoàn thành vượt mục tiêu kiên cố hóa kênh mương, sớm 01 năm so với kế hoạch (784,8/780km); đường nội đồng và xây dựng nhà văn hóa thôn tiếp tục nhận được sự đồng tình ủng hộ của người dân, đảm bảo hoàn thành kế hoạch giai đoạn.

Và thành tựu thứ năm là tác động tích cực của Chương trình đến việc đẩy mạnh phát triển nông, lâm nghiệp hàng hóa, tập trung phát triển sản phẩm chủ lực, đảm bảo bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế, đồng thời thúc đẩy phát triển các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn: Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp bình quân đạt 4,5%/năm; nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ đã được áp dụng; cơ cấu cây trồng dịch chuyển theo hướng phát huy lợi thế so sánh của từng vùng sinh thái, hình thành những vùng sản xuất tập trung; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn tiếp tục phát triển cả về giá trị sản xuất và hình thức hoạt động; cơ cấu lao động lĩnh vực nông nghiệp giảm từ 74,8% năm 2010, hiện là 54,3%, dự kiến năm 2020 là 53%.

Sản phẩm nông nghiệp hàng hóa đã hướng tới xây dựng nhãn hiệu, đăng ký chất lượng sản phẩm,… là cơ sở để hình thành sản phẩm OCOP (nguồn Iternet)

Năm 2010, GADP bình quân đầu người trên địa bàn tỉnh là 12,6 triệu đồng/người lên 33,5 triệu đồng/người năm 2018 (tăng gần 2,7 lần); tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 34,83% năm 2011 xuống còn 15.38% năm 2018. Chương trình ”Mỗi xã một sản phẩm – OCOP” bước đầu được đẩy mạnh thực hiện. Nhiều xã đã khai thác được các giá trị văn hóa để phát triển dịch vụ du lịch, tạo nguồn thu nhập cho người dân, đóng góp vào phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Đặc biệt, một thành tựu hết sức to lớn thể hiện sự chung sức, đồng lòng và nỗ lực quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và người dân trên địa bàn tỉnh về kết quả huy động nguồn lực thực hiện Chương trình giai đoạn 2010-2019 đạt trên 14.729,6 tỷ đồng, trong đó: Nguồn vốn tín dụng chiếm khoảng 55,28 %; huy động từ doanh nghiệp khoảng 5,12 % và nhân dân đóng góp khoảng 8,68 %; còn lại là nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và huy động hợp pháp khác.

Hiệu quả từ việc lồng ghép nguồn lực để xây dựng Trường học đạt chuẩn tại xã Nhân Mục, huyện Hàm Yên (Nguồn: Internet)

 Đồng chí Phó Chánh Văn phòng tiếp tục nhấn mạnh: Thành tựu đạt được và những bài học kinh nghiệm rút ra sau 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới có ý nghĩa hết sức quan trọng để các ngành, các cấp của tỉnh Tuyên Quang có điều kiện đánh giá, nhìn nhận một cách đầy đủ hơn về những nội dung xây dựng nông thôn mới thuộc chức trách, nhiệm vụ của ngành và địa phương tham mưu quản lý hoặc trực tiếp thực hiện; đề ra giải pháp khắc phục tồn tại, yếu kém, các vấn đề phát sinh và đề xuất điều chỉnh cơ chế vận hành, bổ sung các chính sách, hướng dẫn thực hiện Chương trình đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh cho giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn tiếp theo./.  

Trần Gia Lam/VPĐP NTM tỉnh

Nguồn tin: tuyen

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập88
  • Hôm nay23,804
  • Tháng hiện tại23,804
  • Tổng lượt truy cập91,197,533
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây