Học tập đạo đức HCM

Nuôi gà siêu đẻ trứng sạch, thu hơn 7 tỷ đồng/năm

Thứ bảy - 22/08/2020 22:42
Với giá bán 2.600 đồng/quả như hiện nay, bình quân mỗi ngày HTX Dịch vụ tổng hợp Như Gia (Hà Tĩnh) thu trên 20 triệu đồng từ trang trại nuôi gà siêu đẻ trứng.
Trang trại của HTX Như Gia là mô hình chăn nuôi gà quy mô lớn nhất hiện nay ở huyện Cẩm Xuyên. Ảnh: Võ Dũng.

Trang trại của HTX Như Gia là mô hình chăn nuôi gà quy mô lớn nhất hiện nay ở huyện Cẩm Xuyên. Ảnh: Võ Dũng.

Mô hình nuôi gà siêu đẻ trứng sạch của Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Như Gia (viết tắt HTX Như Gia), xã Cẩm Quang, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) được đầu tư xây dựng từ tháng 1/2019, với tổng số vốn hơn 3,8 tỷ đồng. Sau khi xây dựng xong hệ thống chuồng trại, hơn 12.000 con gà siêu đẻ trứng Isa Brown và M18 được nuôi tập trung trong lồng trên diện tích 1.100 m2. Bao quanh chuồng trại là hệ thống quạt làm mát, trần nhà được lắp hệ thống đèn chiếu sáng và đèn màu; cài đặt tự động theo giờ để kích thích gà đẻ trứng.

Anh Nguyễn Như Đức, Giám đốc HTX cho biết, giai đoạn đầu vận hành mô hình, do đây là giống gà mới được nuôi trên địa bàn Hà Tĩnh, quy mô khá lớn, kinh nghiệm chăn nuôi gà chưa nhiều nên HTX gặp khá nhiều khó khăn.

“Để khắc phục các hạn chế, chúng tôi vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm. Đến thời điểm này, sau gần 2 năm nuôi gà siêu đẻ trứng, có thể nói mô hình phát huy hiệu quả rất tốt. Trung bình mỗi ngày, trang trại sản xuất khoảng 8.500 – 9.000 quả trứng. Với giá bán 2.600 đồng/quả như hiện nay, mỗi ngày HTX thu trên 20 triệu đồng, trừ chi phí đầu tư, lợi nhuận đạt khoảng 2 triệu đồng/ngày”, anh Đức thông tin.

Mô hình này tiên phong áp dụng quy trình nuôi khép kín, tự động và đưa giống gà mới vào sản xuất. Ảnh: Võ Dũng.

Mô hình này tiên phong áp dụng quy trình nuôi khép kín, tự động và đưa giống gà mới vào sản xuất. Ảnh: Võ Dũng.

Để xử lý môi trường triệt để, hạn chế tác động đến khu dân cư, HTX Như Gia sử dụng men vi sinh để ủ phân gà. Hàng tuần, công nhân thu gom phân và bán cho các hộ trồng rau quanh vùng với giá bán từ 5.000 – 7.000 đồng/bao.

Chia sẻ kinh nghiệm “bảo vệ” đàn gà và kích gà đẻ trứng, anh Đức cho rằng, phải tuân thủ tuyệt đối quy trình kỹ thuật, đặc biệt là công tác tiêm phòng, vệ sinh môi trường. Không vì lợi nhuận trước mắt mà ép gà đẻ trứng trước tuổi hoặc khai thác trứng khi gà đã quá già.

Theo đó, trước khi đưa gà lên lồng đẻ trứng, gà được nuôi hậu bị khoảng 16 tuần tuổi. Trong khoảng thời gian này, gà được tiêm 18 lần vacxin để phòng dịch bệnh. Từ tuần thứ 18, gà bắt đầu đẻ trứng và đạt tỷ lệ đẻ gần 100% từ tuần thứ 25.

“Giống gà Isa Brown và M18 chỉ nuôi và khai thác đẻ trứng trong vòng 1 năm. Sau đó HTX tiến hành “thải” gà và nuôi lứa mới để cung cấp trứng đảm bảo chất lượng. Gà “thải” được HTX bán ra thị trường với giá khoảng 52.000 đồng/kg, đây cũng là nguồn thu rất lớn, gia tăng giá trị kinh tế cho trang trại”, anh Nguyễn Như Đức nói.

Về thị trường tiêu thụ, Giám đốc HTX Như Gia cho biết, hầu hết trứng gà sản xuất ra được nhập cho Nhà máy TL FOOD của HTX Tân Tiến Phát (đặt tại cụm công nghiệp Bắc Cẩm Xuyên). Ngoài ra, HTX còn phát triển thị trường ở các bếp ăn công nghiệp thuộc Khu Kinh tế Vũng Áng; kết nối một số nhà máy bánh kẹo, các chợ đầu mối trong và ngoài tỉnh.

HTX đang hoàn tất hồ sơ xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP cho trứng gà. Ảnh: Võ Dũng.

HTX đang hoàn tất hồ sơ xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP cho trứng gà. Ảnh: Võ Dũng.

Để phát triển thị trường bền vững, HTX đang xây dựng quy trình chăn nuôi gà VietGAHP; đồng thời, hoàn thiện hồ sơ thủ tục xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP cho trứng gà.

Đánh giá về mô hình chăn nuôi gà siêu đẻ trứng của HTX Như Gia, ông Lê Ngọc Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện cho hay, đây là mô hình chăn nuôi gà quy mô lớn nhất hiện nay trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên và cũng là mô hình tiên phong đi đầu trong việc đưa giống gà mới, công nghệ mới, kỹ thuật mới vào sản xuất.

“Với việc nuôi khép kín theo quy trình chuẩn, trang trại gà của HTX Như Gia đang phát huy hiệu quả cả về mặt kinh tế và xã hội, góp phần tái cơ cấu ngành chăn nuôi gà của huyện Cẩm Xuyên nói riêng, tỉnh Hà Tĩnh nói chung. Hiện chúng tôi đang cho nhân rộng thêm 3 mô hình ở 2 xã Cẩm Hòa và Cẩm Minh với quy mô 5.000 con/trại”, ông Hà thông tin thêm.

Theo Thanh Nga - Võ Dũng/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập121
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm120
  • Hôm nay24,536
  • Tháng hiện tại930,638
  • Tổng lượt truy cập90,994,031
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây