Những đổi thay lớn ở miền núi
Ông A Vô Tô Phương – Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Giang cho biết, được sự quan tâm, chỉ đạo của Huyện Ủy, HĐND-UBND huyện, trong những năm qua, huyện Nam Giang đã tích cực quan tâm đến công tác củng cố, kiện toàn nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy chỉ đạo, điều hành từ huyện đến xã, thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ và nhân dân trên địa bàn huyện.
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chương trình phát triển sản xuất gắn với Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân.
Bên cạnh đó, UBND huyện cũng thực hiện lồng ghép triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, phát triển giáo dục, y tế và nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân trên địa bàn huyện. Ngoài ra, không ngừng nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể Chính trị - xã hội trong xây dựng NTM. Chủ động phân công cán bộ phụ trách NTM cấp huyện, xã tham gia đầy đủ các buổi tập huấn nâng cao năng lực do tỉnh tổ chức.
Nhìn chung, trong 10 năm qua, bộ mặt NTM tại các xã trên địa bàn huyện đã có những chuyển biến tích cực, cuộc sống người dân ngày càng được nâng lên, người dân có thu nhập và giảm nghèo đáng kể; cơ sở hạ tầng nông thôn như điện, đường, trường, trạm, cầu cống, nhà văn hóa thôn, bản được đầu tư xây dựng....nhà cửa ngày càng được xây dựng khang trang hơn.
Theo ông Phương, dù đạt được nhiều kết quả đáng biểu dương, song Nam Giang vẫn chưa có xã nào về đích NTM. Đó là điều trăn trở của cán bộ và nhân dân huyện nhà. Khó khăn trong quá trình phấn đấu xây dựng xã về đích NTM đó là tỷ lệ hộ nghèo của các xã còn rất cao, có xã tỷ lệ hộ nghèo chiếm 58,41%, xã thấp nhất là 30,04% (bình quân toàn huyện là 36,51%). Thêm vào đó là mức thu nhập của người dân còn thấp. Đến nay, mức thu nhập bình quân đầu người trên toàn huyện mới chỉ đạt 13,65 triệu/người/năm.
Nguyên nhân khách quan do Nam Giang là huyện miền núi, địa hình chủ yếu là đồi núi dốc nên việc ứng dụng máy móc, khoa học – công nghệ vào canh tác gặp rất nhiều khó khăn. Thêm vào đó là hệ thống giao thông chưa được thuận tiện nên việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp còn nhiều hạn chế.
Nguyên nhân chủ quan, bà con nhân dân chủ yếu là người dân tộc thiểu số nghèo, thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp, kỹ thuật canh tác còn thô sơ, lạc hậu; đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, nhận thức của người dân về ứng dụng khoa học – kỹ thuật còn nhiều hạn chế. Thêm vào đó, một bộ phận không nhỏ người dân còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Còn chây ỳ, chưa thực sự có tư tưởng thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Playvolume00:00/03:05Kon Tum: Thủy điện tích nước, nông dân phát hoảng vì cà phê, cao su bỏ phế| Báo Dân ViệtTruvidNhiều triển vọng lớn xây dựng OCOP
Ông Nguyễn Đăng Chương - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Nam Giang cho biết, để nâng cao đời sống, thu nhập cho bà con và giảm nghèo bền vững, những năm qua huyện Nam Giang đã xây dựng được nhiều mô hình kinh tế trọng điểm, bước đầu tạo được sự lan tỏa, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Từ các nguồn vốn hỗ trợ từ các Chương trình 153, giảm nghèo 30a, vốn phát triển sản xuất Chương trình NTM và lồng ghép các nguồn vốn khác, UBND huyện đã chỉ đạo các ngành chuyên môn, các địa phương thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. HĐND huyện ban hành Nghị quyết, UBND huyện ra Quyết định chỉ đạo thực hiện từ đó hình thành nên một số mô hình hay có thể nhân rộng trong thời gian đến để người dân vươn lên thoát nghèo.
Tiêu biểu như mô hình trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: Bưởi da xanh, Bơ Both, cam huyết, mô hình trồng cây ba kích tím, mây nước dưới tán rừng, mô hình trồng rừng gỗ lớn (keo Úc)... Ngoài ra từ các nguồn vốn hỗ trợ cho nhân dân bò cái sinh sản, lợn cỏ địa phương để tái đàn.
Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), sau 2 năm thực hiện đến nay huyện Nam Giang đã có 3 sản phẩm tham gia chương trình. Trong đó năm 2018 có 1 sản phẩm Túi Ađihr của HTX dệt thổ cẩm Cơ Tu- Za Ra Nam Giang đạt 3 sao cấp tỉnh; năm 2019 có 2 sản phẩm đạt chuẩn 3 sao cấp tỉnh gồm sản phẩm: Rượu Tà Vạt cất của Cơ sở rượu Tà Vạt cất Nam Giang và Chuối rừng khô của HTX sản xuất thương mại và và dịch vụ Zơ Râm Bách. Năm 2020 huyện Nam Giang đăng ký thêm 3 sản phẩm dự thi cấp tỉnh, dự kiến đến năm 2025 có 10 sản phẩm đạt 3 sao cấp tỉnh.
Ông A Vô Tô Phương – Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Giang cho biết thêm, hiện nay huyện Nam Giang tiếp tục thực hiện các tiêu chí NTM với lộ trình hợp lý, bảo đảm vững chắc. Phấn đấu trong giai đoạn 2021-2025 có 2 xã về đích NTM là xã Tà Bhing và xã La Dêê. Về xây dựng và đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu theo lộ trình đã đề ra, phấn đấu 3 thôn đạt chuẩn trong giai đoạn này.
Kế hoạch xây dựng và đạt chuẩn thôn NTM theo Kế hoạch số 7627/KH-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh, kể cả thôn ngoài phạm vi Đề án thôn khó khăn (mỗi xã miền núi cao chọn 1 thôn làm điểm). Phấn đấu các thôn đạt chuẩn theo kế hoạch đã đề ra. Mục tiêu trong giai đoạn 2021-2025 không còn xã dưới 8 tiêu chí.
Theo Hồng Hậu/danviet.vn
https://danviet.vn/quang-nam-nong-thon-moi-gan-voi-ocop-giup-huyen-mien-nui-nam-giang-doi-thay-20201026193933025.htm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã