Ông Hoàng Chí Lượng-Trưởng phòng Kinh tế huyện cho chúng tôi biết trên địa bàn có 121 mô hình chuyển đổi trong sản xuất nông nghiệp đã được phê duyệt; có 314ha từ đất trồng lúa, trồng màu chuyển sang trồng cây ăn quả, rau, hoa, có 1.074ha cây ăn quả và 179 mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư mang lại hiệu quả. Nhờ cân đối cả về nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ nên thu nhập bình quân đầu người của Thạch Thất tăng lên đạt 70 triệu đồng/người/năm.
Khởi đầu từ năm 2013 có 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới (Đại Đồng, Hương Ngải, Dị Nậu, Phùng Xá, Hạ Bằng, Bình Yên), năm 2014 có 4 xã (Tân Xã, Cần Kiệm, Thạch Xá, Đồng Trúc), năm 2015 có 3 xã (Tiến Xuân, Yên Bình, Canh Nậu), năm 2016 có 2 xã (Yên Trung, Cẩm Yên), năm 2017 có 6 xã (Lại Thượng, Phú Kim, Kim Quan, Bình Phú, Hữu Bằng, Chàng Sơn) đạt chuẩn nông thôn mới.
Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Thạch Thất luôn phát triển và tăng trưởng ổn định ở mức cao, bình quân đạt 14,92%/năm. Huyện không để nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Nếu như năm 2010, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đạt 13,1 triệu đồng/người/năm thì đến năm 2019 tăng lên đạt 63 triệu đồng/người/năm. Giai đoạn 2010-2019 huyện đã bố trí 4.181.363 triệu đồng để đầu tư xây dựng hạ đồng bộ, giúp bộ mặt các xã thay đổi: 100% trục chính đường liên thôn được cứng hóa, 100% trạm y tế đạt chuẩn, 100% hộ gia đình nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh…
Không chỉ thế, huyện còn tổ chức lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đối với kết quả xây dựng nông thôn mới nhằm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, đồng thời phát huy vai trò làm chủ của người dân thông qua hình thức phát phiếu trực tiếp tại hộ gia đình.
Để phát huy kết quả xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới, Thạch Thất cần phải nâng cao chất lượng các tiêu chí như: giao thông nội đồng, trường học cấp xã, giữ gìn văn hóa truyền thống, đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện xây dựng Trung tâm Văn hóa- Thông tin và Thể thao huyện, quan tâm bố trí quỹ đất để xây dựng Trung tâm Văn hóa- Thể thao cấp xã theo chuẩn của Bộ Văn hóa- Thể thao. Duy trì vùng chăn nuôi trọng điểm gắn với quy hoạch xây dựng vùng an toàn nuôi, vùng giết mổ tập trung.
Giải pháp cho vấn đề nước sạch, môi trường về lâu dài, đặc biệt là công tác bảo vệ môi trường đối với các làng nghề, sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Tăng cường phòng ngừa tội phạm, trật tự an toàn giao thông, cần có giải pháp quyết liệt trong công tác phòng cháy, chữa cháy đối với làng nghề, khu, cụm công nghiệp.
Địa phương cần hai thác có hiệu quả các nguồn lực, đầu tư, xây dựng, nâng cao các tiêu chí đã đạt, phấn đấu đến năm 2025 có trên 35% số xã đạt tiêu chí Nông thôn mới kiểu mẫu, gắn với tiêu chí phát triển đô thị nội đô.
Thời gian tới, Thạch Thất sẽ đẩy mạnh phát triển nông nghiệp bền vững gắn với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; Xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, gắn với phát huy lợi thế, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp, làng nghề truyền thống là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của huyện trong giai đoạn 2020 - 2025.
Theo Đinh Thanh Huyền/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/thach-that-lay-nong-nghiep-de-lam-be-do-xay-dung-nong-thon-moi-d280497.html
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã