Nằm bên dòng sông Diêm Hộ trù phú, xóm Hộn ở xã Thụy Thanh, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình được thiên nhiên ưu đãi cho dải đất màu mỡ.
Ngày xưa, trồng táo chỉ để lấy bóng mát và quả ăn vặt nhưng nhiều năm trở lại đây, cây táo đã trở thành nguồn thu nhập chính. Nhiều gia đình ở thôn Hộn đã giàu lên nhờ trồng cây táo.
Gia đình nhà ông Nguyễn Duy Dự ở xóm Hộn, xã Thụy Thanh hiện đang trồng nhiều táo nhất ở đây, với hơn 600 gốc táo các loại. Ông Dự chủ yếu gồm 3 loại gồm: táo lai lê Đài Loan, táo gió Ninh Thuận và táo đào vàng. Hiện vườn táo đã sang năm thứ 6.
Với kinh nghiệm trồng táo dày dặn của mình, suốt nhiều năm nay, chưa năm nào gia đình ông Dự bị thất thu. Vụ nào vườn táo cũng sai trĩu quả, mười trái to đẹp mười, nhờ đó mỗi năm gia đình ông có thu nhập vài trăm triệu đồng.
Ông Dự cho biết, trồng táo đơn giản và không tốn nhiều công sức, nhưng lợi nhuận cao hơn gấp nhiều lần so với trồng lúa. Từ năm thứ 2 trở đi là cây bắt đầu cho thu quả, thời gian thu hoạch từ giữa tháng 12 (âm lịch) cho đến hết tháng giêng năm sau
Từ năm thứ 3 trở đi, trung bình một gốc táo sẽ cho thu từ 70-100kg quả. Với giá bán luôn giữ ở mức ổn định từ 18.000-20.000 đồng/kg, tính ra mỗi gốc táo cho thu nhập từ 1,2 cho đến 1,5 triệu đồng/gốc/năm, một mức thu nhập tương đối cao so với các loại cây khác ở địa phương.
"Trồng táo rất đơn giản, chi phí đầu tư thấp, thu nhập lại ổn định, lợi nhuận cao... Sau một năm chăm sóc, trừ hết chi phí mỗi gốc táo cho thu nhập từ 600 cho đến gần 1 triệu đồng" - ông Dự tiết lộ.
Cũng theo ông Dự, trồng táo chỉ cần chú ý đến con ruồi vàng, loại côn trùng này phá hoại vô cùng ghê gớm, rất dễ làm mất mùa. Cách trị nó cũng rất đơn giản, chỉ cần dùng mắm tôm pha với nước, phun cho vườn táo vào các ngày từ mùng 10-16 (âm lịch) hàng tháng.
Cũng giống như hộ nhà ông dự, gia đình bà, Nguyễn Thị Phin (65 tuổi) cũng trồng táo để phát triển kinh tế. Trung bình mỗi năm, mỗi gốc táo sẽ cho thu nhập khoảng 1 triệu đồng, nếu không phải thuê người thu hái, chăm sóc thì chi phí cho mỗi vụ táo hầu như không đáng kể.
Bà Phin cho biết, trước kia vườn táo này là ruộng chiêm trũng, canh tác khó khăn, mất mùa nhiều hơn là được. Sau khi ubnd xã có chủ trương cho chuyển đổi những diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang làm mô hình khác, hai vợ chồng bà quyết định chuyển sang làm mô hình ao vườn.
Dưới ao thì nuôi cá để có thêm thu nhập, trên vườn thì vợ trồng bà trồng 60 gốc táo các loại. Thu nhập từ nuôi cá và trồng táo mỗi năm cũng mang lại gần 100 triệu đồng cho hai vợ chồng bà.
Cầm trên tay những quả táo đầu mùa căng ngọt, bà Phin công nhận tiềm năng kinh tế của loại cây này mang lại.
"Trồng táo đơn giản, kĩ thuật không quá phức tạp nên phù hợp với những người già như chúng tôi, hơn 60 gốc táo mọi thứ đều tự tay hai vợ chồng tôi làm hết nên chi phí hết không đáng bao nhiêu.
Với số gốc táo này thì năm nhiều thu về hơn 70 triệu đồng, năm ít cũng phải được 50 triệu đồng. Cộng thêm thu nhập từ ao cá, hai vợ chồng tôi thỏa mái chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày" - bà Phin tiết lộ.
Cũng theo bà Phin, sau nhiều lần "thí nghiệm", người dân địa phương nhận thấy cây ổi mang lại thu nhập ổn định nên nhiều hộ quyết định gắn bó lâu dài với cây trồng này.
Theo Phạm Quân/danviet.vn
https://danviet.vn/thai-binh-doi-doi-nho-trong-tao-thu-tao-trai-to-nhu-qua-trung-ga-vang-nhu-mau-nang-moi-20210304203926921.htm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã