Học tập đạo đức HCM

Thanh Hóa: Cất bằng đại học quản trị kinh doanh về quê nuôi thứ "gà leo cây", ai xem cũng mê tít

Thứ bảy - 05/06/2021 02:58
Từ những con gà rừng hoang dã, sau 10 năm thuần dưỡng và nhân giống phát triển, đến nay anh Lê Đỗ Chinh (SN 1990) ở phường Đông Cương, TP. Thanh Hoá (tỉnh Thanh Hoá) đã có thu nhập khoảng 80 triệu đồng/ tháng từ mô hình nuôi gà rừng.

Từ đam mê với gà rừng...

Đưa chúng tôi đi thăm mô hình nuôi gà rừng, anh Chinh chỉ huýt vài tiếng sáo thì hàng trăm con gà rừng màu đỏ và xám chạy lon ton đến vây quanh anh Chinh để mổ thóc, ngô như gà nhà mà không một chút sợ hãi người xung quanh.

Nhìn đàn gà rừng đang ăn, anh Lê Đỗ Chinh kể, từ hồi học cấp 3, tôi có nhiều lần vào nhà dì ở tỉnh Đắc Lắc chơi, lúc ấy thấy gà rừng có bộ lông đỏ rất mượt và đẹp nên tôi mua 2 đôi về nuôi. Nhưng do không biết cách thuần và kỹ thuật chăm sóc nên gà rừng ốm rồi chết dần.

Năm 2012, sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành quản trị kinh doanh ở Hà Nội, anh Lê Đỗ Chinh quyết tâm về quê khởi nghiệp với mô hình nuôi gà rừng tại phường Đông Cương, thành phố Thanh Hoá.

Cử nhân Quản trị kinh doanh về quê nuôi… gà rừng, thu lãi hàng chục triệu đồng mỗi tháng - Ảnh 1.

Sau khi tốt nghiệp đại học, anh Lê Đỗ Chinh, anh Lê Đỗ Chinh ở phường Đông Cương, TP. Thanh Hoá (tỉnh Thanh Hoá) quyết định về quê khởi nghiệp với mô hình nuôi gà rừng.

Trao đổi với phóng viên Báo Dân Việt, anh Lê Đỗ Chinh nói: Vốn là người yêu thích với gà rừng, từ khi học đại học tôi đã nuôi gà rừng nhưng do chưa nắm được kỹ thuật nuôi, gà rừng không phát triển, bản tính hoang dã của gà rừng rất cao cứ hễ thấy người lại gần là hoảng loạn...

"Khi tôi quyết định khởi nghiệp bằng mô hình nuôi gà rừng, thì tôi đã đi nhiều nơi thăm quan và học hỏi cách nuôi gà rừng. Ngoài ra, tôi còn tìm hiểu thêm thông tin và cách thuần dưỡng gà rừng trên mạng internet, sách báo... nhưng đến khi bắt tay vào nuôi gà rừng thì lúc đó tôi gặp rất nhiều khó khăn" - anh Chinh nhớ lại.

Hơn 4 năm trời nuôi thử nghiệm, thất bại với hàng trăm con gà rừng rặc liên tục bị chết, thiệt hại hơn hàng trăm triệu đồng, nhưng lúc ấy anh Chinh vẫn không nhụt chí.

 

Cử nhân Quản trị kinh doanh về quê nuôi… gà rừng, thu lãi hàng chục triệu đồng mỗi tháng - Ảnh 2.

Gà rừng rặc là loài nhút nhát, bản chất hoang dã lớn, rất khó thuần hóa.

"Những thế hệ gà đầu tiên rất khó nuôi, chúng chưa thích nghi được với môi trường nuôi nhốt nên chậm lớn, sức đề kháng kém, dễ sinh bệnh rồi chết.  Với bản chất nhút nhát, có khi thấy người vào chuồng cho gà rừng cũng sợ mà lao đầu vào tường", anh Chinh cho hay.

Nhưng hiện giờ nói về gà rừng thì anh Chinh hồ hởi cho biết, gà rừng của tôi bây giờ bán đi khắp nơi. Từ Lạng Sơn đến Cà Mau đều có khách mua, họ đặt hàng qua điện thoại sau đó tôi gửi đi. Hiện trang trại gà rừng của tôi có hơn 2.500 con gà. 

Theo anh Chinh, gà rừng sinh sản nhanh, mỗi năm đẻ 3 lứa, mỗi lứa đẻ từ 8 đến 10 trứng, có lứa lên đến 15 trứng. Thịt gà rừng thơm ngon, đặc biệt là được nhiều người ưa chuộng nuôi để làm cảnh nên được nhiều người tìm mua. 

Cử nhân Quản trị kinh doanh về quê nuôi… gà rừng, thu lãi hàng chục triệu đồng mỗi tháng - Ảnh 3.

Sau nhiều năm nuôi thử nghiệm , hiện anh Lê Đỗ Chinh đã cho ra các những dòng gà rừng F thuần chủng nhất.

Đến thành công với mô hình nuôi gà rừng giống

Để gà rừng sinh trưởng và phát triển tốt nhất anh Lê Đỗ Chinh đã xây dựng mô hình nuôi gà rừng hoàn toàn ở ngoài trời và vây lưới. Đặc biệt, gà rừng rất thích sống trên cây nên anh Chính đã trồng rất nhiều loại cây trong trai trại vừa tạo bóng mát cho gà rừng vừa là nơi cho gà ở.

Theo anh Chinh, mặc dù đã được nuôi nhốt tập trung và lai tạo qua nhiều đời nhưng giống gà rừng này vẫn giữ nếp sống nguyên thủy của chúng như, thích ngủ trên cây, bất kể thời tiết nắng hay mưa do đó việc trồng cây, làm giàn cho chúng ở là hết sức cần thiết.

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi gà rừng anh Chinh cho biết, muốn hạn chế bớt bản năng hoang dã của gà rừng thì phải tách chúng ra khỏi mẹ gay từ nhỏ để nuôi riêng, không để gà mẹ nuôi, như vậy gà rừng sẽ hiền hơn và dễ thuần dưỡng hơn nhiều.

Cử nhân Quản trị kinh doanh về quê nuôi… gà rừng, thu lãi hàng chục triệu đồng mỗi tháng - Ảnh 4.

Gà rừng sau khi nở phải được tách mẹ để hạn chế bớt bản năng hoang dã.

 Sau 10 năm gắn bó với giống gà rừng, hiện anh Lê Đỗ Chinh đang sở hữu trại gà rừng rộng khoảng 4.000m2. Trong đó, anh dành một nửa diện tích đất để trồng các loại rau và cây lấy lá làm thức ăn cho gà. Từ những cặp gà bố mẹ ban đầu đến nay anh có khoảng 2.500 con gà thuần chủng.

Cử nhân Quản trị kinh doanh về quê nuôi… gà rừng, thu lãi hàng chục triệu đồng mỗi tháng - Ảnh 5.

Hiện anh Chinh đang quản lý trại gà rộng 4000m2 với 2500 con gà được duy trì mỗi năm.

Cũng theo anh Chinh, gà rừng giống của anh 100% là gà rừng thuần chủng chứ không lai tạp với gà ri hay gà tre. 

Đặc điểm đề phân biệt gà rừng thuần chủng khác với gà rừng lai tạp ở chỗ chúng thống nhất về các tính trạng sinh học qua các đời như: màu lông, màu mắt, màu tích và trọng lượng. 

Một con gà rừng trống khi trưởng thành có lông đỏ ngũ sắc, mào đỏ rực và nặng từ 1 - 1,2kg, trong khi đó con mái có bộ lông nâu xỉn và kích thước nhỏ hơn.

Hiện tại, mỗi tháng trại gà của anh Chinh xuất bán từ 250 đến 300 con giống, các đơn hàng đổ về từ khắp các tỉnh trên cả nước. 

Anh Lê Đỗ Chinh cho biết: "Gà rừng sau khi nuôi sau 2,5 tháng tuổi là có thể xuất bán. Giá cả tùy thuộc vào độ tuổi cũng như đời lai tạo, hiện giá rà rừng dao động từ 450 nhìn đồng đến 1,1 triệu đồng/cặp, riêng gà sinh sản có đôi lên tới 1,6 triệu đồng/cặp. 

Ngoài mua về để nuôi nhân giống, còn đối với những khách hàng có nhu cầu mua gà rừng luyện làm mồi, làm cảnh sẽ có giá riêng cho từng con".

Cử nhân Quản trị kinh doanh về quê nuôi… gà rừng, thu lãi hàng chục triệu đồng mỗi tháng - Ảnh 6.

Gà trống trưởng thành có lông đỏ ngũ sắc, mào đỏ rực và nặng từ 1 - 1,2kg, những con đẹp sẽ được khách hàng chọn mua về nuôi làm cảnh.

Hiện mô hình nuôi gà rừng giúp anh Chinh có thu nhập ổn định mỗi tháng khoảng 80 triệu đồng. Ngoài việc cung cấp nguồn gà rừng giống, anh Chinh còn tận tình chỉ dẫn những kỹ thuật cũng như kinh nghiệm nuôi cho từng người thông qua trang trang Youtube Trại Gà Rừng Việt của anh.

Theo Hoài Thu - Hữu Dụng/danviet.vn
https://danviet.vn/thanh-hoa-cat-bang-dai-hoc-quan-tri-kinh-doanh-ve-que-nuoi-thu-ga-leo-cay-ai-xem-cung-me-tit-20210527102306817.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập64
  • Hôm nay38,962
  • Tháng hiện tại947,545
  • Tổng lượt truy cập91,010,938
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây