So với đầu tuần, hai tỉnh Đồng Nai và Gia Lai cùng giảm 2.000 đồng/kg, lần lượt ghi nhận ngưỡng 67.000 đồng/kg và 68.000 đồng/kg.
Tương tự, sau khi giảm 1.500 đồng/kg, các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu hiện giao dịch trong khoảng 69.000 - 71.000 đồng/kg.
Thị trường hồ tiêu quốc tế tuần này ghi nhận triển vọng tích cực, không có thị trường nội địa nào báo cáo giảm, International Pepper Community đưa tin.
Trong đó, giá tiêu đen Malabar tại Ấn Độ đã duy trì đà tăng trong ba tuần qua. Còn tại Indonesia, hai mặt hàng tiêu đen và tiêu trắng đều ổn định về mặt giá cả bất chất lượng giao dịch ít hơn.
Theo Commodity 3, ngành hồ tiêu của Việt Nam và Brazil tiếp tục chứng kiến doanh thu tăng nhờ giá cao, mặc dù hầu hết các nguồn thương mại đều cho rằng đây là xu hướng ngắn hạn.
So với 4 tháng đầu năm ngoái, xuất khẩu của Việt Nam giảm 20% về lượng xuống còn 93.550 tấn, trong khi doanh thu tăng 15% lên 284,0 triệu USD. Mỹ và UAE là các nhà nhập khẩu chính, lần lượt chiếm 21% và 6% trong tổng khối lượng.
Đối với Brazil, doanh số bán hàng quốc tế giảm 2% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 32.450 tấn và giảm 32% về giá trị đạt 84,4 triệu USD. UAE, Việt Nam và Đức là các nhà nhập khẩu chính, lần lượt chiếm 12%, 11% và 11% tổng lượng xuất khẩu.
Từ đầu năm đến nay, giá trị hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng. Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), đầu năm 2021, những thị trường chính của hạt tiêu Việt Nam dần ít bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nên tiêu thụ tăng. Đây là các yếu tố giúp hạt tiêu xuất khẩu tăng mạnh về giá trị.
Tại Trung Quốc, một trong 10 thị trường nhập khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới, năm 2020, thị phần hạt tiêu của Việt Nam chiếm 8,98% trong tổng giá trị nhập khẩu của Trung Quốc, cao hơn so với 6,95% trong năm 2019.
Mặc dù tốc độ nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc từ Việt Nam tăng cao hơn so với tốc độ nhập khẩu chung, tuy nhiên, ngành hạt tiêu Việt Nam chưa khai thác tốt thị trường xuất khẩu Trung Quốc. Nguyên nhân có thể là do phía Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu lớn đối với chủng loại hạt tiêu trắng, trong khi Việt Nam chủ yếu sản xuất hạt tiêu đen.
Như vậy có thể thấy, ngành hạt tiêu Việt Nam đã có sự chuyển dịch trong cơ cấu chủng loại xuất khẩu, giảm lượng xuất khẩu nhưng đã chú ý nâng cao chất lượng sản phẩm.
Các doanh nghiệp ký hợp đồng mua hạt tiêu trồng hữu cơ, bảo đảm chất lượng có giá cao hơn thị trường 2.000 - 3.000 đồng/kg. Ngành nông nghiệp địa phương cũng tăng cường khuyến cáo người dân không nên ồ ạt mở rộng diện tích, phá vỡ quy hoạch.
Như tại huyện Chư Sê và Chư Pưh (Gia Lai) từng là “thủ phủ” hồ tiêu của cả nước. Khi dịch bệnh xảy ra và giá hồ tiêu xuống thấp, nhiều hộ dân nơi đây rơi vào cảnh nợ nần. Hiện nay, giá mặt hàng này bắt đầu phục hồi. Ngành Nông nghiệp & Phát triển nông thôn khuyến cáo người dân cần liên kết sản xuất hồ tiêu theo hướng hữu cơ, sử dụng nguồn giống sạch bệnh.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai khuyến cáo nông dân nên sử dụng giống Vĩnh Linh và Lộc Ninh cho những diện tích tái canh trong quy hoạch, kế hoạch sản xuất của địa phương; sản xuất theo hướng hữu cơ, tiêu chuẩn VietGAP; tổ chức sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị, ứng dụng quy trình canh tác bền vững có truy xuất nguồn gốc.
Theo An Vũ(th)/danviet.vn
https://etime.danviet.vn/tuan-qua-gia-tieu-co-noi-giam-2000-dong-kg-xu-huong-huu-co-duoc-chu-trong-20210606073654851.htm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã