Học tập đạo đức HCM

Đưa việc xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu

Chủ nhật - 06/06/2021 08:17
Thời gian qua, các cấp Hội đã vận động nông dân tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
1 30
Các cấp Hội đã tích cực vận động hội viên, nông dân “dồn điền, đổi thửa” tạo vùng sản xuất chuyên canh, tập trung.


Trung ương Hội đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình phối hợp số 526 giữa Chính phủ, Hội NDVN, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng giai đoạn 2017 – 2020. Theo đó, các cấp Hội đã vận động 4.559.611 hội viên sản xuất, kinh doanh nông dân đăng ký, cam kết vệ sinh ATTP; có 632.842 hội viên được công nhận vệ sinh ATTP.
 
 
Sau 3 năm thực hiện, 3 cơ quan đã phối hợp triển khai Chương trình với nhiều hoạt động như: Ban hành 42 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cấp triển khai thực hiện Chương trình; tổ chức 168.552 hội nghị, tập huấn, toạ đàm, đối thoại cho hơn 16 triệu lượt hội viên; biên soạn, in ấn, phát hành 6.000 cuốn tài liệu tập huấn về an toàn thực phẩm, sổ tay tuyên truyền; xây dựng trên 26.000 phóng sự, clip truyền thông; tuyên truyền, vận động các hội viên ký gần 9 triệu bản cam kết sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thuỷ sản thực phẩm an toàn; hỗ trợ xây dựng trên 30.000 mô hình Tổ hợp tác, Hợp tác xã, cửa hàng kinh doanh giới thiệu nông sản thực phẩm an toàn; phối hợp tổ chức giám sát 9.588 cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm.
 
 
Hội NDVN, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã vận động trên 8,5 triệu gia đình hội viên ký cam kết sản xuất kinh doanh tiêu thụ nông sản đảm bảo an toàn thực phẩm.
 
 
Trong đó, tập trung thực hiện cuộc vận động “3 không”, “nói không với thực phẩm bẩn”, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn; tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức của nông dân về sản xuất, kinh doanh đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ, lợi ích cộng đồng; tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng, hoá chất, kháng sinh và chất cấm trong sản xuất nông sản thực phẩm đã giảm mạnh cả về số lượng, mức độ.
 
 
Các cấp Hội đã tích cực vận động nông dân tham gia thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới; vận động, hướng dẫn, hỗ trợ hội viên, nông dân tích cực tham gia tái cơ cấu ngành nông nghiệpchuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, “dồn điền, đổi thửa” tạo vùng sản xuất chuyên canh, tập trung, các cánh đồng lớn, cánh đồng liên kết theo chuỗi giá trị gắn với an toàn thực phẩm; hỗ trợ nông dân phát triển nông nghiệp dịch vụ gắn với hình thức bao tiêu sản phẩm.
 
 
Hội viên, nông dân vẫn hiến hàng trăm ha đất đất; đóng góp hàng nghìn tỷ đồng; trên 3 triệu ngày công lao động; sửa chữa, bê tông hóa trên 36 nghìn km đường giao thông nông thôn; kiên cố hóa, sửa chữa trên 27 nghìn km kênh mương nội đồng… để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.
 
 
Nhiều địa phương đăng ký thực hiện các hoạt động, công trình cụ thể, góp phần đẩy mạnh kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới, nâng cao chất lượng các tiêu chí, đưa việc xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu bền vững hơn, tích cực xây dựng mô hình nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; triển khai thực hiện hiệu quả các dự án hỗ trợ nông dân xây dựng nông thôn mới ở các địa phương.
 
 
Các cấp Hội đã trực tiếp và phối hợp lồng ghép tổ chức 81.072 lớp tập huấn, truyền thông, hội nghị, hội thảo, đối thoại chính sách, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên hệ thống loa truyền thanh xã, phường, trong sinh hoạt Hội thường kỳ cho hơn 7,1 triệu lượt cán bộ, hội viên, nông dân ở địa bàn nông thôn về an sinh xã hội, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động, an toàn giao thông, bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống tác hại thuốc lá, phòng chống lao... với các nội dung phong phú, hình thức đa dạng. Nhờ đó, các cấp Hội đã duy trì được hơn 2.800 mô hình, dự án lồng ghép hoạt động công tác xã hội; 35 tỉnh, thành phố có đại lý thu BHXH do Hội ND trực tiếp phối hợp thực hiện và đã thành lập được 2.677 đại lý thu BHXH; có 9.082.533 hội viên nông dân tham gia bảo hiểm y tế, đạt 99,06% kế hoạch năm.
 
 
Trước tình hình và diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, các cấp Hội ở nhiều địa phương đã chủ động phối hợp với một số đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân tổ chức trao tặng khẩu trang y tế, lương thực, thực phẩm tại các khu cách ly tập trung ở địa phương; nhiều đơn vị, cá nhân xuất sắc, tận tụy, trách nhiệm trong công tác vận động, hỗ trợ hội viên, nông dân phòng, chống dịch. Tiêu biểu là báo Nông thôn Ngày nay và Hội ND các tỉnh: Hòa Bình, Bắc Giang, Hưng Yên, TP.Hà Nội, TP.Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Nam, TP.Hồ Chí Minh, Ninh Thuận, Bình Phước… Ban Đối ngoại và Hợp tác quốc tế Trung ương Hội phối hợp với Ban Xã hội tham mưu nhận tài trợ từ Quỹ Dân số Liên hợp quốc (Unfpa) 2.800 bộ đồ dùng thiết yếu (bộ kit) hỗ trợ cho nữ hội viên, nông dân có nguy cơ cao bị bạo lực giới do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tại thành phố Đà Nẵng.
 
 
Ban Thường vụ Trung ương Hội đã có văn bản 1542 đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, bổ sung đối tượng là nông dân bị thiệt hại do đại dịch Covid – 19 được hưởng gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng. Văn phòng Chính phủ đã có văn bản 388 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu chuyển Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, xử lý theo quy định bổ sung đối tượng hỗ trợ do bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
 
 
Năm 2020, Hội hỗ trợ kinh phí cho Hội ND tỉnh Nghệ An tổ chức mít tinh hưởng ứng Làm sạch môi trường biển với sự tham gia của hơn 1.000 cán bộ, hội viên nông dân cổ động, trồng cây, vệ sinh môi trường biển…và kêu gọi cộng đồng bảo vệ môi trường, trồng cây xanh, hạn chế sử dụng các loại đồ nhựa dùng một lần, xả thải ra môi trường biển…
 
 
Trung ương Hội còn phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo tăng cường sự phối hợp giữa Hội ND các cấp với ngành tài nguyên và môi trường trong việc đưa Luật Bảo vệ môi trường vào cuộc sống; tổ chức 110 lớp tập huấn cho 11.000 cán bộ, hội viên, nông dân về kỹ năng truyền thông phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên, môi trường; nâng cao nhận thức, kiến thức về giữ gìn và phát triển làng nghề thủ công gắn với bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới; nâng cao nhận thức, kiến thức về thu gom xử lý chất thải rác thải nông thôn; nâng cao trách nhiệm của nông dân, ngư dân tham gia bảo vệ môi trường biển nâng cao nhận thức, cải thiện điều kiện vệ sinh, thay đổi hành vi vệ sinh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường…
 
 
Đến nay, 7.685 cơ sở Hội xây dựng mô hình bảo vệ môi trường nông thôn, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững (đạt 462,1% kế hoạch năm).
 
 
Trong đó, Trung ương Hội hướng dẫn các tỉnh, thành Hội xây dựng 41 mô hình điểm về: Thu gom, phân loại và xử lý chất thải, rác thải nông thôn, xử lý chất thải bảo vệ môi trường làng nghề chế biến nông sản nằm xen kẽ trong khu dân cư nông thôn, gìn giữ và phát triển làng nghề sản xuất thủ công gắn với bảo vệ môi trường nông thôn và xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường biển, cải thiện điều kiện vệ sinh, thay đổi hành vi vệ sinh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại các xã khó khăn, biên giới, hải đảo; các mô hình áp dụng công nghệ mới phù hợp với điều kiện kinh tế, tập quán, trình độ của người dân, đem lại hiệu quả thiết thực, thông qua đó giúp nông dân tạo cảnh quan, môi trường sống, hình thành ý thức, thay đổi hành vi, hủ tục lạc hậu, sống thân thiện với môi trường.
 
 
Hội đã xây dựng được 10 mô hình ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn sinh học tại 10 tỉnh: Tuyên Quang (cá tầm), Lai Châu (gà đen), Hòa Bình (na dai), Bắc Ninh (cá chép V1), Thái Bình (cá đù đỏ), Hà Nam (ếch thịt), Nghệ An (gà đen), Quảng Trị (gà thịt), Lâm Đồng (sầu riêng Monthong) và Cà Mau (tôm sú).
 
 
Bên cạnh đó, các cấp Hội còn tích cực vận động hội viên xây dựng gia đình văn hóa; tham gia xây dựng thôn, ấp, bản, làng văn hóa; thực hiện nếp sống mới trong việc cưới, việc tang, lễ hội góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần người dân nông thôn.
 
 
Tới đây, các cấp Hội tập trung tuyên truyền để cán bộ, hội viên nắm vững các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; tích cực hướng dẫn và tổ chức các hoạt động cụ thể để hội viên nông dân tiếp tục hưởng ứng thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới; đồng thời, nâng cao các tiêu chí thực hiện nhằm góp phần xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Theo Tuấn Hoàng/hoinongdan.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập97
  • Hôm nay38,280
  • Tháng hiện tại944,382
  • Tổng lượt truy cập91,007,775
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây