Học tập đạo đức HCM

Giống lúa lai 27P53 đột phá về chất lượng và năng suất

Chủ nhật - 06/06/2021 19:41
Đây là giống lúa lai 3 dòng thế hệ mới được Hội đồng khoa học công nhận giống của Bộ NN-PTNT đánh giá giống cho năng suất và chất lượng vượt trội.
Mô hình lúa lai 27P53 tại Thanh Chương, Nghệ An.

Mô hình lúa lai 27P53 tại Thanh Chương, Nghệ An.

Pioneer (nay là Corteva Agriscience) đã tiên phong trong đầu tư, nghiên cứu, phát triển các giống lúa lai 3 dòng thế hệ mới. Bằng việc áp dụng tiến bộ KHCN, đặc biệt là công nghệ sinh học phân tử, đã lai tạo thành công và thương mại giống lúa PHB71, là một trong những giống lúa lai chất lượng cao mà vẫn giữ được năng suất cao đầu tiên được gieo trồng tại Việt Nam năm 2010.

Đến năm 2019 đánh dấu một bước ngoặt mới của việc nghiên cứu, nhập nội, chọn tạo và phát triển lúa lai 3 dòng, khi Corteva Agriscience cho ra mắt giống lúa 27P53. Đây là giống lúa lai 3 dòng thế hệ mới được Hội đồng khoa học công nhận giống của Bộ NN-PTNT đánh giá là giống lúa cho năng suất và chất lượng vượt trội, tính thích ứng rộng, chống chịu tốt với sâu bệnh hại và các điều kiện ngoại cảnh bất lợi. Giống đã được Bộ NN-PTNT công nhận chính thức tháng 10 năm 2019.

Giống 27P53 có TGST ngắn, chỉ từ 120-125 ngày trong vụ xuân, 100-105 ngày trong vụ hè thu - mùa và vùng lúa tôm ĐBSCL.

Sau khi giống lúa 27P53 được công nhận chính thức, nông dân các vùng trồng lúa đón nhận và gieo trồng trên diện rộng khắp các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Yên Bái, Cao Bằng, Đăk Lăk… mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nông dân Lưu Xuân Bảy, xã Phú Thành, Yên Thành, Nghệ An, chia sẻ: “Qua thực tiễn 3 vụ sản xuất cho thấy giống lúa 27P53 dễ gieo trồng, hạt giống nảy mầm khỏe, mạ chịu rét tốt, đẻ nhánh khỏe và tập trung, ít dảnh vô hiệu, chống chịu sâu bệnh tốt. Đặc biệt giống lúa 27P53 chống đổ ngã vượt trội, năng suất cao từ 8-9 tấn/ha, chất lượng thóc, gạo cao. Hạt gạo dài, ít bạc bụng, trắng trong, cơm mềm dẻo, khi để nguội cơm vẫn giữ được độ mềm dẻo như ban đầu, đây là giống lúa lai tốt nhất trong các giống lúa mà tôi đã từng trồng”.

Mô hình cánh đồng mẫu lớn (65,67 ha) vụ xuân 2021 tại Yên Thành, Nghệ An.

Mô hình cánh đồng mẫu lớn (65,67 ha) vụ xuân 2021 tại Yên Thành, Nghệ An.

Theo ông Nguyễn Tiến Đức, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Nghệ An: “Nghệ An là tỉnh canh tác lúa lai lớn với hơn 40.000 ha/năm. Sự góp mặt của các giống tốt như 27P53 có ý nghĩa rất lớn với địa phương bởi một số giống hiện không giữ được tính ổn định ban đầu".

Có mặt tại Việt Nam từ 1995, Corteva Agriscience luôn nỗ lực không chỉ cung cấp các giải pháp sáng tạo và bền vững mà còn nâng cao chất lượng đời sống cộng đồng. Việc đưa các giống lúa lai 3 dòng như 27P31, 27P53 vào sản xuất góp phần giúp nông dân gia tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế từ việc canh tác lúa.

“Với chuyên môn và kinh nghiệm hơn 200 năm trong lĩnh vực nông nghiệp, cũng như suốt 25 năm qua gắn bó với Nông nghiệp Việt Nam, Corteva Agriscience cam kết sẽ tiếp tục đồng hành cùng nông dân Việt Nam”, ông Ngô Lành, Giám đốc Kinh doanh Corteva Agriscience Việt Nam chia sẻ.

Corteva Agrisciences™ là sự hợp nhất từ 3 công ty Dow AgroSciences, DuPont Crop Protection & DuPont Pioneer với mục tiêu trở thành công ty nông nghiệp độc lập dẫn đầu trong ngành công nghệ hạt giống, thuốc BVTV và nông nghiệp kỹ thuật số, giúp tối ưu hóa năng suất cho nông dân cũng như xây dựng một nền nông nghiệp bền vững trên toàn cầu.

DuPont Crop Protection được thành lập từ năm 1802, Dow AgroSciences được thành lập từ năm 1897 và Pioneer được thành lập từ năm 1926. Suốt hơn 200 năm qua, 3 công ty đã mang lại nhiều giải pháp đột phá, bền vững trong kiểm soát côn trùng, cỏ dại, sâu bệnh và tiên phong trong nghiên cứu, phát triển các giống lúa lai và ngô lai giúp người nông dân cải thiện năng suất và chất lượng cây trồng trên toàn thế giới. Năm 2018 đánh dấu một bước ngoặt của lịch sử ngành nông nghiệp toàn cầu khi 3 công ty hoàn tất việc sát nhập chính thức hoạt động với tên gọi Corteva Agriscience.

Theo PV/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/giong-lua-lai-27p53-dot-pha-ve-chat-luong-va-nang-suat-d293165.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập107
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm101
  • Hôm nay34,906
  • Tháng hiện tại941,008
  • Tổng lượt truy cập91,004,401
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây