Hiện, 3 sản phẩm này đã được Hội đồng đánh giá OCOP huyện Cần Giờ công nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao. Các sản phẩm này đang chờ thành phố đánh giá, công nhận sản phẩm cấp thành phố.
Nhiều sản vật chờ ra mắt
Theo Phòng Kinh tế huyện Cần Giờ, hiện sản phẩm mật dừa nước đã được Hội đồng OCOP huyện đánh giá, phân hạng sản phẩm. Sản phẩm mật dừa nước được kiểm nghiệm cho các thông số phù hợp với người tiểu đường, ăn chay, ăn kiêng chất tạo ngọt, có khả năng thanh nhiệt, giải độc...
Ngoài ra, qua rà soát về tình hình phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện, trong năm 2021, dự kiến Cần Giờ sẽ xây dựng thêm 7 sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc trưng của địa phương là: Tôm các loại (tôm khô, tôm một nắng), mắm cá cơm, hàu, yến nước. Đặc biệt, có 1 sản phẩm có nguồn nguyên liệu lớn là muối.
Trong khi đó, huyện Hóc Môn (TP.HCM) cũng đã đăng ký "trình làng" 2 sản phẩm OCOP. Đó là rau mầm (xã Xuân Thới Sơn) và dưa lưới (xã Đông Thạnh). Huyện Bình Chánh (TP.HCM) đăng ký 6 sản phẩm, gồm: Rau an toàn, bưởi da xanh, dưa lưới, phấn hoa, bột nghệ và dầu dừa.
Yến sào Cần giờ đang dần chiếm vị trí trên thị trường trong nước (ảnh: Sơ chế yến sào ở Cần Giờ). Ảnh: Trần Đáng
Nhằm đẩy mạnh công tác quảng bá và bán sản phẩm OCOP, Văn phòng Điều phối nông thôn mới thành phố đã làm việc với Công ty CP Công nghệ Môi trường Tiên Phong về việc lắp đặt các ki-ốt bán sản phẩm OCOP trên địa bàn. Dự kiến, thành phố sẽ xây dựng kế hoạch lắp đặt một số ki-ốt trong năm 2021.
Theo Chi cục Phát triển nông thôn TP.HCM, đến nay, chưa có sản phẩm OCOP đánh giá cấp thành phố.
Sắp tới, thành phố sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng, công nhận các sản phẩm của huyện Cần Giờ. Thành phố sẽ tiếp tục hỗ trợ các huyện, như: Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi hoàn thành hồ sơ, thủ tục cho các sản phẩm đăng ký làm OCOP.
Xây dựng ki-ốt bán hàng OCOP
Tại TP.HCM, Chương trình OCOP triển khai từ tháng 1/2019. Theo bà Hoàng Thị Mai - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn TP.HCM, để hỗ trợ những sản phẩm thuộc Chương trình OCOP, từ năm 2011, thành phố đã ban hành Quyết định số 36 về quy định khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Trong đó, có khuyến khích hỗ trợ các sản phẩm OCOP. Qua quá trình triển khai thực hiện thành phố đã có điều chỉnh bổ sung để phù hợp hơn với thực tế.
"Chính sách này sẽ hỗ trợ lãi suất đầu tư cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình khi tham gia đầu tư các sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố. Cụ thể, hỗ trợ 100% lãi vay khi tham gia vay vốn để đầu tư xây dựng cơ bản. Ngoài ra, chính sách còn hỗ trợ 60 - 80% tùy từng hạng mục đầu tư" - bà Mai cho biết.
Chương trình OCOP đang là động lực để nâng tầm thương hiệu các sản vật trên địa bàn thành phố. Xa hơn, các sản phẩm này khi được nâng cao giá trị sẽ góp phần tăng thu nhập cho người dân các xã nông thôn mới.
Theo Trần Đáng/danviet.vn
https://danviet.vn/san-vat-mien-bien-kho-ca-dua-xoai-cat-tom-the-tien-phong-lam-ocop-20210601175602773.htm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025
Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025