Học tập đạo đức HCM

TP.HCM "cứu" những làng nghề trăm tuổi

Chủ nhật - 30/05/2021 00:28
UBND TP.HCM vừa có chỉ đạo thực hiện một số nội dung trọng tâm về phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn thành phố, gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM).

Hiện, TP còn khoảng 60 ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, tập trung ở 19 làng nghề. Do tác động của quá trình công nghiệp hóa và tốc độ thị hóa nhanh, nhiều làng nghề truyền thống của thành phố đang đối mặt với nguy cơ mai một.

Cứu những làng nghề trăm tuổi

Trong 19 làng nghề đang hoạt động tại thành phố, có 8 làng nghề được bảo tồn theo Quyết định số 3891 về phê duyệt đề án bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020.

Trong đó, có 4 làng nghề mang đậm nét văn hóa truyền thống nhưng không có khả năng phát triển độc lập, gồm: Làng nghề đan lát Thái Mỹ (huyện Củ Chi) làng nghề đan giỏ trạc Xuân Thới Sơn (huyện Hóc Môn), làng nghề se nhang Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh), làng nghề muối Lý Nhơn (huyện Cần Giờ).

Phục hưng giá trị làng nghề truyền thống - Ảnh 1.

Chị Nguyễn Thanh Tuyền phơi nhang tại làng nhang Lê Minh Xuân. Ảnh: P.V

Trong 19 làng nghề đang hoạt động tại thành phố, có 8 làng nghề được bảo tồn theo Quyết định số 3891 về phê duyệt đề án bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020.

Và 4 làng nghề, làng nghề truyền thống đang phát triển và có khả năng phát triển độc lập, bền vững trong tương lai, gồm: Làng nghề hoa kiểng Xuân An Lộc (quận 12), làng nghề hoa kiểng Thủ Đức (quận Thủ Đức), làng nghề mành trúc Tân Thông Hội (huyện Củ Chi), làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông (huyện Củ Chi). 

Các làng nghề này đều có ngành nghề hoạt động phù hợp với chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đô thị của thành phố.

Nghề đan giỏ trạc tại xã Xuân Thới Sơn, vốn là một ngành nghề cha truyền con nối được hình thành khoảng 100 năm nay giờ đang đứng trước nguy cơ xóa sổ. Vào thời hoàng kim, làng nghề này mỗi năm xuất hơn 100.000 sản phẩm giỏ trạc ra nước ngoài. Thế nhưng, giờ những người thợ đan giỏ trạc phải chạy chợ để bán từng sản phẩm.

Hiện nay, xã Xuân Thới Sơn chỉ còn khoảng 250 hộ còn theo nghề. Mỗi hộ chỉ có 1-2 người tận dụng thời gian nhàn rỗi đan giỏ để kiếm thêm thu nhập. Những người còn bám trụ với nghề chủ yếu là người lớn tuổi và phụ nữ.

Bảo tồn giá trị truyền thống

Vừa qua UBND thành phố giao cho các địa phương: Quận 12, Gò Vấp, huyện Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Bình Chánh, Cần Giờ rà soát quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tại địa phương.

Theo đó, các địa phương cần tổ chức lại sản xuất ngành nghề nông thôn, làng nghề theo hướng hình thành các chuỗi liên kết giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; gắn phát triển làng nghề với kế hoạch xúc tiến thương mại, phát triển vùng nguyên liệu, quan tâm đến quy chuẩn, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, an toàn lao động, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý để tạo ra sản phẩm, ngành hàng có sức cạnh tranh cao trên thị trường…

Thạc sĩ Trịnh Thị Hiền (Viện Nghiên cứu phát triển thành phố) cho rằng, hiện nay, sự phát triển làng nghề ở thành phố vẫn mang tính tự phát, nhiều cơ sở không đủ vốn đầu tư đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, cho nên chưa có chỗ đứng tương xứng.

Theo Kiến trúc sư Ngô Lê Minh (Trường Đại học Tôn Đức Thắng), cấu trúc chặt chẽ của làng nghề giúp hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của xã hội và đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa tại cơ sở.

Do đó, thành phố cần có chính sách và cơ chế quản lý phù hợp để giúp bảo vệ, nâng cao giá trị các làng nghề truyền thống… 

Theo Trần Cửu Long/danviet.vn
https://danviet.vn/tphcm-cuu-nhung-lang-nghe-tram-tuoi-202105301111134.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập112
  • Hôm nay34,561
  • Tháng hiện tại983,419
  • Tổng lượt truy cập91,046,812
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây