Học tập đạo đức HCM

Đảng bộ Sở NN&PTNT: Nỗ lực đưa Nghị quyết “tam nông” vào cuộc sống

Thứ tư - 05/06/2013 20:29
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết (NQ) 26/NQ-TW (khóa X) và 4 năm thực hiện NQ 08/NQ-TU (khóa XVI) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Đảng bộ Sở NN&PTNT đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần phát triển nền nông nghiệp tỉnh nhà theo hướng hiện đại, bền vững, gắn với đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM...

Phó Bí thư Đảng bộ Sở NN&PTNT Hà Tĩnh Lương Xuân Nam, cho biết: Năm 2008, khi T.Ư ban hành NQ 26 và Tỉnh ủy cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ bằng NQ 08 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Hà Tĩnh giai đoạn 2009-2015, định hướng đến năm 2020, Đảng bộ đã tổ chức cho hơn 1.000 cán bộ, đảng viên, công nhân viên toàn ngành nghiên cứu, quán triệt sâu rộng những nội dung NQ gắn với thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.

Đảng bộ Sở NN&PTNT: Nỗ lực đưa Nghị quyết “tam nông” vào cuộc sống
Thực hiện Nghị quyết 26/NQ-TW và Nghị quyết 08/NQ-TU góp phần CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn Hà Tĩnh.Trong ảnh: Bà con nông dân xã Sơn Hòa (Hương Sơn) đưa phương tiện cơ giới làm đất sản xuất hè thu. Ảnh: Minh Lý

Việc triển khai kịp thời các NQ đã góp phần nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong chiến lược phát triển của tỉnh, tạo sự đồng thuận trong tư tưởng về định hướng hình thành nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại. Từ cán bộ, đảng viên đến nhân dân đều nhận thức rõ về nội dung, bước đi, cách làm trong chỉ đạo xây dựng NTM; người dân và cộng đồng địa phương đã ý thức được vai trò chủ thể của mình trong thực hiện chương trình xây dựng NTM.

Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn, trong thực hiện NQ của Đảng về “Tam nông”, việc xác định các chương trình, đề án, quy hoạch, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn có vai trò then chốt trong tổ chức thực hiện và phải đi trước một bước. Để làm được điều đó, Đảng bộ và lãnh đạo Sở đã cử các đoàn công tác đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo của các tỉnh bạn trong phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung, nông nghiệp công nghệ cao, phát triển nông thôn... Từ đó tập trung xây dựng, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành 26 chương trình, đề án, quy hoạch trên các lĩnh vực thuộc ngành, 3 chính sách thực hiện NQ 08 khá đồng bộ; trong đó có danh mục sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực của tỉnh.

Sở cũng đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xác định sản phẩm hàng hóa chủ lực kết nối tận xã; bước đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn theo hướng liên kết doanh nghiệp (DN) từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm; các giống có năng suất, chất lượng cao, quy trình, công nghệ sản xuất tiến bộ và cơ giới hóa được ứng dụng ngày càng mạnh mẽ vào sản xuất, bảo quản, chế biến... Đối với cây lúa, cơ cấu mùa vụ có sự chuyển biến tích cực: xóa bỏ trà xuân sớm, bố trí hợp lý diện tích trà xuân trung, tăng diện tích trà xuân muộn. Lĩnh vực chăn nuôi đã có bước chuyển mạnh mẽ từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang phát triển theo hướng trang trại quy mô lớn, sản xuất hàng hóa. Nhờ đó, năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp tăng nhanh. So với năm 2008, giá trị sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản năm 2012 tăng gần 12,7%; giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đạt 60 triệu đồng/ha/năm, tăng 61,8%; tổng sản lượng lương thực đạt 50,5 vạn tấn; tăng 1,6 vạn tấn.

Chủ trương tái cấu trúc ngành nông nghiệp được triển khai, thu hút một số DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; nhiều DN, trang trại, HTX, tổ hợp tác tổ chức sản xuất quy mô hàng hóa lớn và DN làm đầu mối liên kết, phát triển nông nghiệp hàng hóa, hình thành chuỗi giá trị. Khoa học, công nghệ, cơ giới hóa được áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp. Xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được tăng cường, nhất là thủy lợi, giao thông, khu hậu cần thủy sản, nước sạch… Một số cơ sở chế biến sâu nông nghiệp hàng hóa chủ lực bước đầu được hình thành, triển khai như: chế biến súc sản, xay xát, chế biến nhung hươu, thủy sản, nguyên liệu gỗ rừng trồng... Xây dựng NTM đạt kết quả tốt, đến nay, đã có 6 xã đạt từ 16-18 tiêu chí; 44 xã đạt từ 10-15 tiêu chí và chỉ còn 30 xã dưới 5 tiêu chí. Hà Tĩnh được Trung ương đánh giá “chủ động, bài bản, sáng tạo, quyết liệt, hiệu quả”, xếp thứ 3 toàn quốc; nhân dân ghi nhận và tin tưởng hơn vào định hướng phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Bên cạnh những kết quả đạt được, theo Phó Bí thư Đảng bộ Lương Xuân Nam, việc thực hiện các NQ của T.Ư, của tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn còn một số hạn chế. Nhận thức rõ vấn đề này, thời gian tới, Đảng bộ Sở NN&PTNT Hà Tĩnh sẽ tiếp tục tuyên truyền sâu rộng NQ “Tam nông” và chương trình xây dựng NTM đến tận cán bộ, đảng viên và nhân dân. Từ đó tạo sự đồng thuận cao hơn nữa về vai trò, vị trí, nội dung, bước đi, cách làm; ưu tiên cao nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, nông thôn hướng tới một nền nông nghiệp toàn diện, hiện đại, gắn với đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM, góp phần làm cho Hà Tĩnh phát triển nhanh và bền vững.

TUẤN HIỂN (baohatinh.vn)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập98
  • Hôm nay14,963
  • Tháng hiện tại187,570
  • Tổng lượt truy cập92,565,234
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây